Tên tiếng Việt:Đương quy

Tên khoa học: Angelica sinensis acuticoba

Tên khác: Tần quy, can quy

Phân bố: Sapa (Lào Cai). Ngọc Lĩnh (Kontum), Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) và Đà Lạt (Lâm Đồng).

Bộ phận dùng: Rễ đương quy trồng được 3 tuổi, đào vào mùa thu, cắt bỏ rễ con, bó thành bó nhỏ, xếp lên giá, đốt xông nóng (không được đốt trực tiếp), cho đến khi dược liệu có màu đỏ tươi hay màu vàng kim tuyến, rồi sấy than.

Tính vị, công năng: Đương quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng, nhuận tràng

Công dụng: Đương quy là một vị thuốc dùng rất phổ biến trong đông y, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, được chỉ định trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh như thuốc chữa thiếu máu, xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, đau lưng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại, tê liệt, đại tiện táo bón, kinh nguyệt không đều, đau kinh, bế kinh (uống trước khi thấy kinh 7 ngày). Ngày uống 10-20g, dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc

Cách dùng:

Chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, sau khi đẻ máu hôi chảy mãi không hết

Đương quy 16g, thục đại 12g, bạch thược 8g, xuyên khung 6g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa đại tiện táo cần xổ để hạ nhiệt, dùng cho người huyết hư gầy khô: Đương quy 40g, sinh địa 20g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, (nóng nhiều thì giảm đi), đại hoàng (tẩm rượu) 4g, chỉ xác 4g. Sắc uống.

Chữa viêm quanh khớp vai, vai và cánh tay đau nhức không giơ tay lên được: Đương quy 12g, ngưu tất 10g, nghệ 8g. Sắc uống. Kết hợp với luyện tập hàng ngày giơ tay cao lên dần.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam.

Chủ biên: Đỗ Huy Bích 

X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon