Tên tiếng Việt: Kim Ngân

Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.

Tên khác: Dây nhẫn đông, bo óc kim ngần (Tày), chừa giang khằm (Thái)

Phân bố: Ở Việt Nam kim ngân phân bố chủ yếu các tỉnh vùng núi, trung du phía bắc, như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Tây

Bộ phận dùng: Hoa sắp nở (có lẫn một số hoa đã nở) đã phơi hay sấy khô. Thân và cành thu hái quanh năm phơi hay sấy khô

Tính vị, công năng: Kim ngân có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, vào 4 kinh tâm, phế, vị và tỳ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng

Công dụng: Kim ngân thường được dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc chữa mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, ban sởi, tả, lỵ, ho do phế nhiệt. Dựa trên kết quả thực nghiệm, kim ngân đã được ứng dụng điều trị thấp khớp, viêm mũi dị ứng và bệnh dị ứng khác. Ngày dùng  4-6g hoa hay 10-16g cành lá dưới dạng thuốc sắc, hãm, cao, rượu thuốc hoặc hoàn tán.

Chú ý một số người uống kim ngân bị đi tiêu lỏng, chỉ cần giảm liều hoặc nghỉ uống là hết

Cách dùng:

Chữa mụn nhọt: Kim ngân hoa 20g; bồ công anh 16g; liên kiều, hoàng cầm, gai bồ kết, mỗi vị 12g; bối mẫu 8g, trần bì 6g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa cảm cúm: Kim ngân 4g, tía tô 3g, kinh giới 3g, cam thảo đất 3g, cúc tần hay sài hồ nam 3g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Tất cả dùng lá phơi khô, sắc uống.

Chữa viêm phổi: Kim ngân hoa, sinh địa, huyền sâm, mỗi vị 20g; địa cốt bì, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 16g; hoàng liên 12g; xương bồ 6g. Sắc uống ngày 1 thang

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam.

Chủ biên: Đỗ Huy Bích 

X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon