Viêm da cơ địa là một dạng viêm da mãn tính, điển hình là da sưng đỏ, phù nề, đau rát, bong tróc và ngứa ngáy. Tổn thương do viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở vùng da mặt, còn được gọi là “chàm sữa”. Tuy nhiên với những trường hợp nặng, triệu chứng có thể lan xuống vùng cổ, thân mình và tay.
Đối với những trường hợp kéo dài mãn tính, bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến cơ địa như: viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và hen suyễn. Nếu không tiến hành khắc phục, tình trạng này có thể kéo dài khiến trẻ mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu, bú kém và thường xuyên quấy khóc. Vì vậy, phụ huynh nên trang bị kiến thức cần thiết để kịp thời xử lý khi bệnh xuất hiện ở con trẻ.
Một số nguyên nhân gây viêm da cơ địa:
Viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ có mối liên hệ mật thiết với yếu tố di truyền. Theo thống kê có gần 80% trẻ bị các dạng viêm da mãn tính có người thân cùng huyết thống mắc bệnh chàm, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng và hen suyễn.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khởi phát hoặc làm cho bệnh nặng lên như: tiếp xúc hóa chất (sơn, nhựa,..), phấn hoa, bọ nhà, khói,..; tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng (mặc quần áo dày hoặc quá bó sát, tắm nước quá nóng, ngồi quá gần lò sưởi…); dị ứng một số loại xà phòng, nước hoa, lông động vật; do thay đổi thời tiết bất thường (từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng đột ngột, bị nhiễm virus hoặc một số bệnh nhiễm khuẩn.
Viêm da cơ địa có thể bùng phát khi gặp một số yếu tố thuận lợi như:

  • Sức đề kháng yếu: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, sức đề kháng yếu sẽ tạo điều kiện cho viêm da cơ địa và các dạng viêm da mãn tính bùng phát mạnh.
    *Thời tiết lạnh và khô là điều kiện thuận lợi để các bệnh da mãn tính như tổ đỉa, viêm da cơ địa và chàm dễ tái phát. Khi thời tiết ấm lên các triệu chứng trên da thường có xu hướng giảm dần.
    *Chế độ dinh dưỡng: Theo các bác sĩ da liễu, trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa có thể do dị ứng với một số loại thức ăn, trẻ không được bú sữa Mẹ, một số bé dị ứng với “gluten” (là loại protein chính có trong lúa mì và nhiều loại ngũ cốc khác nhau), và dị ứng với đạm sữa bò.
    Hiện nay chưa có phương pháp cải thiện triệt để viêm da cơ địa, mục tiêu điều trị nhằm giảm bớt các đợt bùng phát bằng cách thường xuyên chăm sóc dưỡng ẩm cho da và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, việc điều trị có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm.
    Sử dụng thuốc có thể giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng dễ gây phụ thuộc thuốc và gặp nhiều tác dụng phụ có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và dễ tái phát bệnh.
    Trên cơ sở đó có nhiểu sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên lành tính đã được nghiên cứu nên an toàn với người viêm da cơ địa như: hoàng liên, hoàng bá, kim ngân hoa, trầu không… các loại thảo mộc như sài đất, kinh giới, kim ngân đằng…dễ sử dụng, các loại sữa được thủy phân hoàn toàn cũng là sự lựa chọn cho các bé bị viêm da cơ địa do dị ứng đạm sữa bò.
    Mặc dù có tiến triển mãn tính và dai dẳng nhưng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ được đánh giá là bệnh lành tính và hiếm khi gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nếu được điều trị và chăm sóc tốt, tổn thương da và các triệu chứng cơ năng thường có xu hướng thuyên giảm nhanh, cha mẹ nên gặp các nhân viên y tế để được tư vấn chọn sữa và các loại bột ngũ cốc phù hợp cho bé để tránh tình trạng viêm da cơ địa xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon