Tên tiếng Việt: Cà gai leo

Tên khoa học: Solanum procumbens

Tên khác: Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm, chẻ nam (Tày), b’rongoon (Ba Na)

Phân bố: Cà gai leo phân bố chủ yếu vùng đồng bằng, trung du, không thấy ở miền núi. Chủ yếu ở các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Bình Thuận.

Bộ phận dùng: Rễ và cành lá cà gai leo, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.

Tính vị, công năng: Cà gai leo có vị hơi the, đắng, tính ấm.

Công dụng: Cà gai leo được dùng trị rắn cắn, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho, ho gà, dị ứng. Ngày dùng 16 – 20g

Cách dùng:

Chữa phong thấp: Rễ cà gai leo, rễ xấu hổ, thổ phục linh, rễ cỏ xước, kê huyết đằng, rễ cỏ tranh, mỗi vị 16g. Sắc uống.

Chữa tê thấp, bàn chân tế buốt, sợ nước, sợ lạnh, khớp xương đau buốt: Rễ cà gai leo, rễ lá lốt, quýt rừng, rễ gấc, rễ xuyên tiêu, cốt khí củ, mỗi vị 20 – 30g. Sắc uống.

Các chế phẩm của cà gai leo đã được ứng dụng điều trị trên lâm sàng: Haina bào chế từ dạng chiết toàn phần của cà gai leo được chứng minh có tác dụng hạn chế sự phát triển xơ gan, chống viêm, chống oxy hóa và chống colagenase. Haina được thử trên lâm sàng chữa viêm gan mạn và viêm gan virus B có kết quả tốt.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam.

Chủ biên: Đỗ Huy Bích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon