Tên tiếng Việt:Đỗ trọng
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Tên khác: Dang ping (Tày)
Phân bố: Cây được phát triển rộng ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ (Hà Giang), Tuần Giáo (Lai Châu) và Mai Châu (Hòa Bình).
Bộ phận dùng: Vỏ thân đỗ trọng đã được phơi hay sấy khô của cây 10 tuổi
Tính vị, công năng: Vỏ thân đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, có tác dụng bổ gan, thận, mạnh gân xương, dưỡng huyết, ấm tử cung, an thai.
Công dụng: Vỏ thân đỗ trọng được dùng điều trị thận hư, đau lưng, chân gối yếu mỏi, phong thấp, sưng tê phù, tăng huyết áp, di tinh, liệt dương, có thai đau bụng, động thai ra huyết, hay đi đái đêm, bại liệt.
Cách dùng:
Chữa thận yếu, đau lưng, mỏi gối: Đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn, đương quy, thục địa, ba kích, cẩu tích, cốt toái bổ, mạch môn, hoài sơn, mỗi vị 12g. Sắc uống hoặc tán thfnh bột làm viên với mật ong. Mỗi ngày dùng 15 – 20g, chia làm 2 lần.
Chữa tăng huyết áp: Đỗ trọng 33g, hoàng bá 10g, sa nhân 6,6g, cam thảo 6,6g. Trong trường hợp bị suy tim, gia thêm quế 6,6g. Cho thêm 800ml nước, đun sôi trong 15 – 20 phút, chia uống làm 3 lần trong ngày.
Chữa đau kinh: Đỗ trọng 8g; thục địa, bạch truật, đảng sâm, tục đoạn, mỗi vị 12g; đương quy, xuyên khung, bạch thược, phục linh, hương phụ, mỗi vị 8g; cam thảo 4g.
Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam.
Chủ biên: Đỗ Huy Bích