Ở trẻ dưới 5 tuổi, tiểu lắt nhắt là hiện tượng trẻ đi tiểu rất nhiều lần, khoảng cách giữa các lần rất ngắn có khi cứ vài phút trẻ lại đòi đi tiểu một lần, nhưng mỗi lần chỉ một chút nước tiểu. Tiểu lắt nhắt có thể kèm theo những triệu chứng khác:
• Đau, buốt
• Nóng, rát khi đi tiểu
• Thay đổi tính chất nước tiểu …..
Các nguyên nhân gây tiểu lắt nhắt

  • Nhiễm trùng tiểu
    Thường gặp ở bé gái nhiều hơn bé trai. Ngoài triệu chứng tiểu lắt nhắt các bé thường hay nóng rát hay đau. Nhiều khi đau đến nỗi khóc thét khi đi tiểu hoặc nín tiểu, lấy tay bóp chỗ kín vì đau. Có thể kèm theo thay đổi tính chất nước tiểu: có máu (đỏ) hay mủ (đục), nước tiểu hôi ….
    Nguyên nhân nhiễm trùng tiểu thường là do vi khuẩn từ đường ruột xâm nhập ngược trở lại đường niệu. Ở bé trai thì có liên quan tới vệ sinh đầu dương vật kém, hay gặp ở các bé hẹp hay dài da bao quy đầu.
  • Táo bón
    Là tình trạng khá phổ biến, khi có ứ đọng phân khối phân trong trực tràng có thể đè vào bàng quang khiến trẻ có cảm giác mót tiểu thường xuyên. Táo bón cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu ở trẻ nhỏ.
    Điều trị tháo phân và kiểm soát táo bón cho tốt làm hết hiện tượng này
  • Đi tiểu không hết do ám ảnh tâm lí
    Tình trạng này khá thường gặp ở trẻ em. Đây có thể coi là một rối loạn hành vi liên quan tới tâm lí nhiều hơn là bệnh tật.
    Điều trị tình trạng này chủ yếu là hướng dẫn trẻ thực hành thói quen đi tiểu tốt, khuyến khích trẻ đi tiểu hết mỗi lần.
    Khi bị hồi hộp, stress…. trẻ rất dễ có cảm giác mót tiểu dù rằng trong bàng quang chưa đủ lượng nước. Việc này có thể kéo dài hình hành thói quen tiểu nhiều lần mà không hề có bệnh thực thể nào. Tình trạng này cũng có thể tự biến mất sau 3 tháng.
  • Phòng ngừa
    Tùy nguyên nhân mà có phòng ngừa đặc hiệu
     Bé gái để ngừa nhiễm trùng tiểu, cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục sau đi cầu, đi tiểu. Chú ý động tác lau hậu môn và dội nước sau mỗi lần đi cầu phải được thực hiện theo hướng từ trước ra sau để tránh trẻ đưa phân, vi khuẩn ngược lại bộ phận sinh dục.
     Bé trai phải vệ sinh rửa sạch đầu dương vật đặc biệt ở những trẻ bị hẹp bao qui đầu.
     Giun kim cũng là tác nhân đưa vi khuẩn lên gây viêm tiết niệu bé gái, do đó cần thiết phải tẩy giun định kì.
     Tăng cường chất xơ, lượng nước nhập vào, luyện tập đi tiêu mỗi ngày để ngừa táo bón.
     Giải tỏa các căng thẳng, stress cho trẻ, không nên la mắng hay cáu giận khi trẻ bị tiểu lắt nhắt, điều này khiến trẻ bị nặng hơn.
    DS Từ Thị Thu Dung
    NT Thu Dung – Nha Trang, Khánh Hòa
X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon