Covid-19 không chỉ có những tác động cấp tính tại thời điểm nhiễm bệnh mà có thể còn để lại hậu quả sức khỏe lâu dài. Một số vấn đề hậu Covid thường gặp như ho kéo dài, hụt hơi, tiểu đường, rối loạn lipid máu, tăng men gan,… làm người bệnh mệt mỏi, sức khỏe và chất lượng cuộc sống giảm sút. Trong đó, tiểu đường là một trong những bệnh lý thường gặp ở người sau nhiễm Covid, mặc dù trước đó chưa từng có tiền sử mắc bệnh này. Theo giới khoa học Mỹ, F0 mắc Covid-19 có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người không nhiễm SARS-CoV-2.

Một số giả thuyết về cách làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường của SARS-CoV-2 là: virus thúc đẩy tình trạng viêm, giảm độ nhạy và mức độ tiết insulin. Nguyên nhân khác có thể là những xáo trộn thành phần và chức năng của hệ vi sinh vật trong cơ thể.

Vì vậy, cần phòng ngừa tiểu đường type 2 trên người có nguy cơ nhiễm Covid – 19 và có biện pháp xử trí phù hợp nếu bệnh nhân hậu Covid mắc tiểu đường type 2.

Phòng ngừa tiểu đường type 2 với những người có nguy cơ mắc Covid – 19:

– Kiểm tra đường huyết. Nếu có dấu hiệu bất thường thì liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn.

– Tập thể dục thể thao.

– Giữ cân nặng ở mức hợp lí.

– Ăn uống lành mạnh. Hạn chế thuốc lá, rượu bia.

– Nên đi khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra mắt và răng miệng mỗi 6 tháng.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ bị nhiễm Covid – 19, liên hệ với nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Đối với người bị bệnh tiểu đường sau khi mắc Covid-19:

– Tuân thủ điều trị của bác sĩ

– Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với người tiểu đường

– Tập thể dục đều đặn

– Kiểm tra đường huyết tại bệnh viện sau mỗi 3 tháng

– Có thể sử dụng các sản phẩm để giúp kiểm soát đường huyết và nâng cao sức khỏe dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế

Hãy lắng nghe cơ thể bạn để không bỏ sót bất kì dấu hiệu bất thường nào và liên hệ nhân viên y tế ngay khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm Covid-19 hay tiểu đường type 2.

X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon