SỬ DỤNG THUỐC BỔ

TS. DS. Nguyễn Hữu Đức

Trường Đại học Y Dược TP. HCM

 I. ĐẠI CƯƠNG

– Định nghĩa: thuốc bổ được sử dụng nhằm mục đích bồi dưỡng cơ thể, giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe, giúp ăn được, ngủ được, tăng sự tập trung và giúp trí nhớ tốt hơn.

– Đối tượng sử dụng:

·      Người mới khỏi bệnh.

·      Người bị suy nhược (làm việc quá mức).

·      Người ăn kiêng.

·      Trẻ con đang lớn, phát triển chậm.

·      Phụ nữ có thai, đang cho con bú

·      Người khỏe mạnh.

 II. ĐIỂM QUA CÁC LOẠI THUỐC BỔ

A. Thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng

– Vitamin: là hợp chất hữu cơ, nhu cầu cơ thể cần rất ít và được cung cấp đầy đủ hàng ngày qua thức ăn. Có vai trò rất cần thiết, nếu cơ thể thiếu vitamin thì nhiều hoạt động không thể thực hiện được, một số chức năng không duy trì được.

– Một số ghi nhận về vitamin:

·      Cơ thể không tự tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ một số loại vitamin, vitamin cần được cung cấp từ thức ăn, thực phẩm bên ngoài.

·      Không có một loại thực phẩm nào chức đầy đủ tất cả các loại vitamin ® cần bữa ăn cân bằng và đa dạng (tháp dinh dưỡng cân đối).

·      13 loại vitamin:

       4 vitamin tan trong dầu: A, D, E, K.

       9 vitamin tan trong nước: vitamin C và các vitamin nhóm B gồm B1, B2, B5, B6, B12, acid folic (B9), biotin (B8), PP (B3).

– Chất khoáng (minerals, vi chất dinh dưỡng – micronutrients) là các chất vô cơ, cần được bổ sung trong thực phẩm hằng ngày.

·      Lượng tương  đối lớn: Ca (Calci), P (Phosphor), Na (Natri), K (Kali).

·      Lượng nhỏ: nguyên tố vi lượng (oligo – éléments, trace elements) với tác dụng giúp cho các enzym hoạt động: Zn, Cu, Se, Mn, I, Mo, Co, F.

– Phát hiện mới về vitamin và chất khoáng:

·      Chất chống oxy hóa: (antioxidants, antioxidant nutrients) là chất có tác dụng ngăn ngừa phản ứng oxy hóa hoặc phản ứng liên quan đến oxygen, đến gốc tự do.

·      Vitamin chống oxy hóa (antioxidant vitamins): Vitamin C, vitamin E, Beta – carotene (tiền Vitamin A).

·      Chất khoáng chống oxy hóa (antioxidant mineral): Selenium: se

·      Thực vật (chứa Flavonoid): trà xanh, rượu vang, bạch quả (Ginkgo Biloba).

·       Chất chống oxy hóa:

       Vô hiệu hóa các gốc tự do.

       Bảo vệ tế bào, mô.

       Làm chậm quá trình lão hóa.

       Nhiều nghiên cứu dịch tễ học khuyến cáo: dùng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa là vitamin E, vitamin C, beta – caroten có thể làm giảm nguy cơ bị một số bệnh ung thư, tim mạch và đục thủy tinh thể (cataract).

B. Thuốc kết hợp vitamin, chất khoáng với:

– Các acid amin (lysin…)

– Tinh chất nhân sâm.

– Chất hướng gan: lecithin, methionin, cholin, betain, inositol, flavonoid…có tác dụng bảo vệ nhu mô gan, giúp gan hoạt động tốt hơn, giúp chuyển hóa lipid.

– Trích tinh tạng phủ: tinh chất vỏ nang thượng thận, cao gan, Filatov… (bệnh bò điên), không còn sử dụng.

– Tế bào men, mầm lúa mạch.

C. Chất chống oxy hóa:

– Gồm: bêta – caroten, vitamin C, vitamin E, Selenium (Zn), flavonoid (Ginko biloba…) (gốc tự do gây rối loạn, lão hóa).

D. Thuốc kích thích sự thèm ăn:

– Cyproheptadin (Periactin, Peritol…): là thuốc kháng H1, có tác dụng phụ gây buồn ngủ.

– Lysin, Carnitin (acid amin…).

– Dibencozid (coenzyn ® vitamin B12): đặc biệt dùng cho người lớn tuổi và cả trẻ em.

E. Thuốc trị suy nhược chức năng, bồi dưỡng trí não:

– Deanol (Pharamton): bồi bổ trí não, dành cho người lớn tuổi.

– Glutaminol B6, Magné – B6, Pho – L: tạo ra trí thông minh, tăng trí nhớ.

– Arphos, Activarol, Arcalion, Polytonyl, Sargenor, Dynamisan…

F. Thuốc là các hormon:

– Steroid đồng hóa (anabolic steroid): Durabolin, tác dụng đồng hóa protein.

– Melatonin (hormon tuyến tùng): bổ.

– DHEA (dehydro epiandrosteron): chống lão hóa, bổ.

– hGH (human growth hormone): cải lão hoàn đồng.

G. Thuốc bổ Đông y

III. MỘT SỐ ĐIỀU LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC BỔ

A. Vitamin và chất khoáng:

– Không dùng thuốc thay thế được thức ăn (ưu tiên chọn thực phẩm) ® trẻ dùng thuốc vẫn bị suy dinh dưỡng.

– Loại bổ sung: 50 – 150% RDA (trị liệu: 3 – 5 lần RDA).

– Vitamin A, D: lưu ý khi dùng ở trẻ em, phụ nữ có thai, không được quá liều, có thể gây ngộ độc (multivitamins: 5000IU vitamin A và 400IU vitamin D).

– Phụ nữ có thai:

·        Liều cao vitamin A ® quái thai.

·        Dùng loại dành riêng cho phụ nữ có thai.

– Trẻ con: nguy cơ thừa sắt, iod.

– Vitamin C liều cao (> 1g/ngày) ® tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận.

– Hiếm phải bổ sung vitamin dạng tiêm (Laroscorbine), nguy cơ của thuốc tiêm lây mầm  bệnh.

– Dạng sủi bọt: chứa Na ® chú ý đối với người cần kiêng muối.

– Tương tác thuốc:

·       Khi điều trị Levodopa không nên sử dụng vitamin B6, vitamin B6 sẽ làm chuyển hóa của Levodopa không còn hoạt tính.

·       Ca, Fe tạo hợp chất kết tủa với kháng sinh làm cho kháng sinh không còn tác dụng.

B. Chất chống oxy hóa:

– Vô hiệu hóa các gốc tự do, giảm quá trình lão hóa, bảo vệ tế bào…

– Làm giảm nguy cơ bị một số bệnh (ung thư, tim mạch…) ® lưu ý dùng thuốc chỉ có tác dụng phụ trợ, vì còn ảnh hưởng nhiều yếu tố khác.

– Không có sự hiểu lầm: đây là thần dược chữa bá bệnh.

C. Thuốc kích thích sự thèm ăn:

– Cyproheptadin: ức chế sự tiết sữa, tác dụng kháng histamin/Dopamin, có tác dụng phụ lên thần kinh ngoại tháp, thần kinh trung ương. 

– Chống chỉ định: phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ < 2 tuổi.

– Tác dụng phụ: chóng mặt, ngầy ngật, chán nản, dễ kích động.

– Nhiều quốc gia không còn ghi chỉ định đối với thuốc này.

D. Các hormon

– Tự ý sử dụng bừa bãi anabolic steroid (doping) cố tìm mua để sử dụng: DHEA, melatonin, hGH.

E. Thuốc bổ đông y

– Phải có sự chẩn trị: bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết…

– Tự ý sử dụng có thể gây ra các tai biến: ngộ độc lá ngón, thuốc giả mạo trộn tân dược (corticoid).

– Dùng sai thuốc trị thiếu máu:

·        Viên sắt, B12, acid folic ® thuốc bổ máu.

·        Acid folic: không được quá liều RDA, che lấp dấu hiệu thiếu máu.

0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon