1/ Thế nào là suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi?
SDD thấp còi là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao so với tuổi.
SDD thấp còi phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài.
2/ Những trẻ nào có nguy cơ bị SDD thấp còi?
*Trẻ đẻ non
*Trẻ SDD bào thai
*Trẻ bị dị tật bẩm sinh
*Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài
*Trẻ hay bị mắc bệnh nhiễm khuẩn
*Trẻ bi còi xương
*Trẻ được nuôi dưỡng chưa hợp lý
3/ Hậu quả của SDD thấp còi:
*SDD thấp còi những năm đầu đời dẫn đến suy giảm sự phát triển chiều cao khi trưởng thành.
*Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.
*Ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi
*Trẻ dễ bị béo phì và rối loạn chuyển hóa do thấp chiều cao.
4/ Cần làm gì khi trẻ bị SDD thấp còi:
*Ăn đủ năng lượng, ưu tiên thức ăn giàu đạm, can xi, kẽm có nguồn gốc động vật.
*Bổ sung vi chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của Bác Sĩ dinh dưỡng.
*Điều trị các bệnh kèm theo, nếu có.
*Tăng cường luyện tập thể thao khi trẻ đủ lớn.
*Không để trẻ đi ngủ quá muộn.
5/ Cách phòng bệnh SDD thấp còi:
5.1 Chăm sóc trẻ ngay từ trong bụng Mẹ:
*Khi mang thai Mẹ cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
*Khám thai đều đặn định kỳ, tránh cho trẻ không bị SDD bào thai hoặc đẻ non.
*Bà Mẹ nên bổ sung viên đa vi chất ngay từ khi có thai (theo hướng dẫn của Bác sĩ)
5.2 Với trẻ đẻ non, SDD bào thai, nên bổ sung vi chất dinh dưỡng sớm (theo hướng dẫn của Bác sĩ)
5.3 Nuôi con bằng sữa Mẹ và ăn bổ sung hợp lý: cho trẻ bú Mẹ sau khi sinh, bú Mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ bú Mẹ kéo dài 18-24 tháng tuổi.
5.4 Phòng bệnh hiệu quả các bệnh nhiễm trùng, là nhóm nguyên nhân hàng đầu gây SDD thấp còi. Điều trị sớm cách bệnh nhiễm trùng, bệnh còi xương.
5.5 Cha Mẹ cần kiểm tra cân và đo chiều cao cho trẻ thường xuyên để theo dõi sự phát triển của con trẻ.
Trẻ dưới 2 tuổi: cân và đo chiều dài: 1 tháng/lần.
Trẻ 2-5 tuổi: cân và đo chiều dài: 3 tháng/lần.
Sở Y Tế TP. Hồ Chí Minh
(Tài liệu tham khảo của Viện Dinh Dưỡng (Bộ Y Tế)
Trung Tâm tư vấn phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì

X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon