Tên tiếng Việt: Hoàng kỳ, Co nấm mò (Thái)

Tên khoa học: Astragalus membranaceus (Fisch) Bunge

Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô

Cho đến nay ta vẫn phải nhập hoàng kỳ của Trung Quốc. 

Tính vị, công năng: Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ôn vào 2 kinh phế và tỳ, có tác dụng bổ khí, thăng dương, liễm hãm, lợi tiểu, giải độc

Công dụng:

Hoàng kỳ được dùng sống để chữa bệnh đái tháo đường, đái đục, đái buốt, phù thũng, viêm thận mạn tính, lở loét, phong thấp.

Dùng dạng tẩm mật sao chữa suy nhược lâu ngày, ra nhiều mồ hôi

Cách dùng:

Chữa ho, viêm phế quản: Hoàng kỳ 24g, tuyên phục hoa 10g, bạch bộ 10g, đại long 6g chế thành viên, uống trong 3 ngày. Dùng 10 ngày, liền 3-4 đợt

Trị đau nhức các khớp: Hoàng kỳ 16g, bạch thược 12g, quế chi 6g,sinh khương 12g, đại táo 3 quả, sắc uống, dùng trong trường hợp đau nhức các khớp do cơ thể suy nhược, khí huyết hư.

Chữa ung nhọt, sang thương lâu ngày không làm mủ, nhọt lở loét khó liền miệng

Hoàng kỳ 16g, đương quy 12g, xuyên khung 6g, bạch truật 12g, kim ngân hoa 16g, tạo giác thích, thiên hoa phấn, trạch tả, mỗi thứ 12g, cam thảo 4g, sắc uống. Hoặc hoàng kỳ, kim ngân đều 20g. đương quy 16g, cam thảo 6g, sắc uống

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam.

Chủ biên: Đỗ Huy Bích 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon