Tên tiếng Việt: Cát cánh

Tên khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC. – Campanula grandiflora Jacq.

Tên khác: Bạch dược, kết cánh, cánh thảo

Bộ phận dùng: Rễ củ ở những cây đã trồng được 2 năm, cạo bỏ lớp vỏ ngoài rồi phơi hay sấy khô.

Cây được phát triển trồng ở đồng bằng Bắc Bộ (Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội).

Tính vị, công năng: Cát cánh có vị hơi ngọt sau đắng, hơi cay, tính bình, có tác dụng thông khí phế, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài.

Công dụng: Cát cánh chữa ho có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ

Phụ nữ có thai cần thận trọng khi dùng

Cách dùng:

Chữa ho, tiêu đờm:

Cát cánh 4g, Cam thảo 8g, sắc với nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày

Cát cánh, trần bì, bán hạ chế, mạch môn sao, ngưu tất, ngũ vị tử, tiền hồ, ma hoàng mỗi vị 6g. Sắc uống (dùng trong ho suyễn đờm nhiều kéo lên nghẹt cổ)

Cát cánh, kinh giới, bách bộ mỗi vị 200g, cam thảo 60g, trần bì 100g. Các vị tán nhỏ, trộn đều, ngày uống 3-9g bột này, chia làm 3 lần, uống vào sau 2 bữa ăn và trước khi đi ngủ, mỗi lần 1-3g. Có thể chế thành cao lỏng.

Chữa cam răng, miệng hôi:

Cát cánh, hồi hương, thành phần bằng nhau, tán nhỏ trộn đều, chấm vào nơi cam răng đã rửa sạch

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam.

Chủ biên: Đỗ Huy Bích 

X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon