Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh về nội tiết trong cơ thể, nguyên nhân do hóc môn insulin tuyến tụy bị thiếu hoặc không làm được nhiệm vụ chuyển hóa đường (glucose).
Insulin có chức năng giúp tế bào hấp thu glucose để tạo ra năng lượng, đồng thời giúp gan dự trữ glucose.
Nếu thiếu insulin sẽ làm nồng độ glucose trong máu tăng cao, cơ thể sẽ bài tiết glucose theo đường tiểu gây ra triệu chứng tiểu nhiều, khát nhiều, sụt cân, mau đói, mệt mỏi.
Có 2 loại ĐTĐ chính
Đái tháo đường tuýp I:

  • Là loại phụ thuộc Insulin
  • Thường gặp ở người trẻ < 35 tuổi, lứa tuổi 10 – 16 tuổi hay gặp nhất.
  • Đây là dạng bệnh nặng: các tế bào tuyến tụy có nhiệm vụ tiết insulin bị phá hủy nên cơ thể không có insulin để sử dụng. Nếu không điều trị bằng cách tiêm insulin bệnh nhân sẽ hôn mê và tử vong.
    Đái tháo đường tuýp II:
  • Insulin tiết không đủ vì bệnh nhân có tình trạng kháng với insulin. Là loại đái tháo đường không phụ thuộc insulin
  • Bệnh thường gặp ở lứa tuổi > 40, béo phì
  • Cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ cho nhu cầu.
  • Bệnh diễn biến từ từ, có khi không triệu chứng gì, bệnh nhân phát hiện nhờ khám sức khỏe định kỳ có thử đường trong máu và nước tiểu.
    Đái tháo đường thai kì:
  • Nguyên nhân chủ yếu do cơ thể không thể sản xuất đủ insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Hay cần nhiều insulin hơn trong thời kỳ mang thai vì nhau thai sản xuất ra một loại hormone khiến cơ thể kém phản ứng với insulin (một tình trạng được gọi là kháng insulin).
  • Nếu không được phát hiện và không được điều trị, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi và nguy cơ tử vong cho thai nhi.
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ phổ biến hơn trong số các trường hợp sau:
    • Phụ nữ béo phì
    • Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
    • Một số nhóm dân tộc nhất định, đặc biệt là người Mỹ bản địa, cư dân Đảo Thái Bình Dương và phụ nữ gốc Mexico, Ấn Độ hoặc Châu Á
X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon