Bạn có thể làm những việc sau đây để phòng tránh bệnh còi xương cho trẻ
Đầu tiên, các bà mẹ phải bỏ tập quán sợ cho trẻ ra nắng gió. Ngay sau khi ra đời được một tuần, nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mỗi ngày, cho trẻ ra tắm nắng khoảng 30 phút hoặc 60 phút. Nên tắm nắng vào buổi sáng, lúc mặt trời mới lên, thời tiết mát mẻ. Bà mẹ cũng nên đi tắm nắng, vì mẹ cũng cần vitamin D.
Nên cho trẻ uống thêm vitamin D từ tuần thứ hai sau khi sinh, bà mẹ khi đang mang thai mà ốm yếu… hoặc hoàn cảnh nhà cửa chật chội, thiếu ánh sáng mặt trời, thì nên dùng vitamin D có thể uống từ tháng thứ sáu của thai kỳ cho tới khi sinh theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Thường xuyên cho trẻ được vận động và tiếp xúc với không khí ngoài trời nhằm tăng cường đề kháng cũng như sức khỏe của trẻ.
Xây dựng một thực đơn dinh dưỡng khoa học, một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin D như dầu cá, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng gà, sữa. Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong rau thì có trong các loại đậu đỗ…
Cho trẻ ngủ đủ giấc để hình thành hooc môn tăng trưởng
Nếu gia đình phát hiện bé bị còi xương, thì cần làm gì?
Việc cần thiết là đưa bé đi khám bệnh. Bác sĩ sẽ thăm khám, làm một số xét nghiệm nếu cần để việc chẩn đoán được chính xác, đánh giá mức độ còi xương của bé, sau đó sẽ quyết định việc điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị còi xương thường được hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Chỉ trường hợp bé bị còi xương rất nặng, hoặc lại mang thêm một bệnh khác, thì mới cần nằm viện.
NUTRIFIT Quỳnh Liên
DS. Nguyễn Thị Diệu Hiền
Biên tập từ nguồn ‘Tài liệu y tế’