ĐẠI CƯƠNG BỆNH XƯƠNG KHỚP

Bệnh xương khớp là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là đối với người cao tuổi.

Tần suất mắc các bệnh xương khớp ở nước ta lên tới 47,6 % số người trên 60 tuổi. Và có khoảng 6% người từ 16 tuổi trở lên mắc bệnh xương khớp.

Đối với người cao tuổi, khi thời tiết thay đổi là lúc bắt đầu xuất hiện các bệnh lý về khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp tiến triển.

Các bệnh xương khớp ở người cao tuổi thường gặp như bệnh thấp khớp cấp, bệnh viêm đa khớp dạng thấp, bệnh gout, đau vai gáy, đau thắt lưng, co thắt các mạch máu đầu chi, thoái hóa khớp.

Nếu như trước kia các bệnh xương khớp thường gặp nhất là viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh hệ thống (Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì toàn thể), thì ngày nay, thoái hóa khớp, các bệnh xương khớp chuyển hóa (gút, bệnh xương khớp sau chạy thận nhân tạo…) cùng nhiều bệnh khác đang trở thành vấn đề thời sự của những năm gần đây.

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

Bệnh xương khớp

– Thoái hóa khớp: 33,9%. Nữ giới hay mắc bệnh thoái khớp hơn nam giới, 42,2% so với 20,8%.

– Viêm khớp dạng thấp: 9%. Loãng xương là 10,4%. Nữ giới bị loãng xương nhiều hơn nam giới, 14,4% so với 4,2%.

NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ

Bệnh xương khớp có nhiều nguyên nhân gây ra như:

– Sự lão hoá của cơ thể vì bộ máy vận động của con người được cấu tạo từ cơ, xương và khớp

– Do các điều kiện môi trường, xã hội, văn hóa không thuận lợi như ô nhiễm môi trường, lao động nặng nhọc, thời tiết thay đổi thường xuyên, nhận thức về bệnh tật còn hạn chế

– Tình trạng áp lực quá tải kéo dài

Y HỌC HIỆN ĐẠI

Chưa có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế các động tác cơ giới quá mức ở khớp và cột sống.

Điều trị ngoại khoa

    Chỉ áp dụng với các trường hợp điều trị nội khoa không đáp ứng, trường hợp hạn chế nhiều chức năng

–          Chỉnh lại dị dạng các khớp bằng cách đục và khoét xương

–          Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách cắt vòng cung sau hay lấy phần thoát vị

–          Viêm khớp dạng thấp: Cắt bỏ màng hoạt dịch và thay khớp giả,..

Điều trị thoái hóa khớp: chêm lại khớp, gọt giũa xương, thay khớp nhân tạo.

Điều trị nội khoa

Chủ yếu là điều trị triệu chứng, tác dụng nhanh

–          Thuốc chống viêm không steroid: Voltaren, Votaren SR 75,..

–          Thuốc giảm đau: Corticoid tại khớp, Paracetamol và chế phẩm kết hợp khác

–          Với các bệnh về thoái hóa khớp có thể dùng thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamin sulphate, Chondroitine sulphate

Các phương pháp vật lý

Có tác dụng giảm đau tốt, duy trì dinh dưỡng cho cơ cạnh khớp

–          Các bài thể dục cho từng vị trí thoái hóa, xoa bóp – kéo nắn, ấn huyệt, tập vận động thụ động, sử dụng các dụng cụ chỉnh hình.

–          Phục hổi chức năng với những người có tổn thương khớp như thoái hóa khớp ,viêm khớp dạng thấp: Các bài tập giảm cứng, đau khớp, chống dính khớp.

Y HỌC CỔ TRUYỀN

Các bệnh xương khớp nói chung và thấp khớp nói riêng được y học cổ truyền xếp vào chứng Tý (Tý nghĩa là bế, chỉ khí huyết kinh lạc bị trở trệ do tà khí xâm nhập vào gây ra).

Tùy theo các tác nhân gây bệnh mà thầy thuốc chẩn đoán và xác định là phong, thấp, hàn, nhiệt …

Vấn đề chỉ định điều trị cũng phải dựa vào các chẩn đoán trên để sử dụng các bài thuốc, thang thuốc cho phù hợp với bệnh.

Một số vị thuốc được dùng trong YHCT

Nhóm trừ phong thấp: là những thuốc có khả năng phát tán phong thấp ở các bộ phận gân xương, cơ nhục, kinh lạc.

Hy thiêm, dây đau xương, độc hoạt , mã tiền tử.

Hoạt huyết giảm đau: dùng trong trường hợp huyết ứ, khí huyết lưu thông khó khăn, gây đau đớn thần kinh, cơ nhục.

Xuyên khung, Sói rừng, cốt khí củ,…

Thuốc bổ dương, trợ dương, bổ can thận : Tác dụng bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt, dùng chủ yếu với chứng thận hư.

Ba kích, cẩu tích, đỗ trọng, …

MỘT SỐ SẢN PHẨM TPCN TRÊN THỊ TRƯỜNG

– Viên khớp Tâm Bình

– Phong tê thấp PV

– Viên xương khớp Tuệ Linh

– Osa Flex (Học viện Quân Y)

TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC VIỆT NAM

– Số lượng cây được dùng trong công nghiệp dược: 50

– Số lượng cây được dùng trong YHCT: 300

– Số lượng cây được dùng trong các “Thầy lang” của 54 dân tộc: 7000 cây

– Rất cần đưa nguồn cây thuốc này vào điều trị nhằm mục tiêu:

+ Thay thế các thuốc tân dược giá cao, tác dụng không bền vững

+Thay thế các vị thuốc có nguồn gốc từ TQ mà ta không đảm bảo được nguồn gốc và chất lượng

HƯỚNG PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM

– Chuẩn hóa dược liệu, xây dựng các GP liên quan đến chất lượng dược liệu từ đầu vào đến đầu ra: GAP, GCP…

– Xây dựng các bộ dược liệu chuẩn

– Nghiên cứu sâu các dược liệu đặc trưng của VN

– Nghiên cứu thay thế các dược liệu tương đương có từ TQ

– Xây dựng các mô hình cụ thể với từng dược liệu

– Phát huy tác dụng của các bài thuốc hay, có giá trị của một số dân tộc

GIỚI THIỆU GACP – WHO

Thuốc y học cổ truyền, thuốc chế từ thảo dược được sử dụng ngày càng nhiều trên toàn TG.

Ngày càng nhiều báo cáo về việc bệnh nhân bị các hậu quả có hại cho sức khoẻ khi sử dụng các chế phẩm từ thảo dược.

Một trong những nguyên nhân chính liên quan trực tiếp đến chất lượng kém của nguyên liệu thảo dược.

Nghị quyết WHA56.31- YHCT: 

Các nước thành viên đã yêu cầu Tổ chức Y Tế Thế giới “Cung cấp trợ giúp kỹ thuật để phát triển hệ thống Phương pháp dùng trong việc theo dõi hoặc bảo đảm độ an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm, soạn thảo tài liệu hướng dẫn, và khuyến khích việc trao đổi thông tin”

WHO đã phát triển một loạt các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến việc kiểm tra chất lượng các loại thuốc thảo dược, mà trong số đó các hướng dẫn này của Tổ chức Y tế Thế giới về thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu (GACP), là tài liệu mới nhất.

GACP-WHO VIÊN KHỚP 99

Mục tiêu

Bảo đảm “Tính đúng – An toàn”

– Đã được nêu trong Dược điển hoặc các tài liệu thích hợp (sách về cây thuốc)

– Phiếu giám định cây

– Lưu mẫu tiêu bản thực vật, dược liệu

THÀNH PHẦN THẢO DƯỢC THIÊN NHIÊN CỦA VIÊN KHỚP 99

Ba Kích: Ba kích được dùng phổ biến làm thuốc bổ, tăng lực.

Đối với người cao tuổi, ba kích có tác dụng tăng lực lực rõ rệt thể hiện qua những cảm giác như đỡ mệt mỏi, ngủ ngon, ăn ngon và những dấu hiệu như tăng cân, tăng cơ lực.

Bệnh nhân đau mỏi các khớp, sau khi dùng ba kích dài ngày các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt.

Gà Ấp: Cây thuốc quý của Việt Nam. Theo y học cổ truyền, rễ củ của cây này dùng uống, chữa đau lưng, mỏi nhức chân tay, đau bụng, giúp ngủ ngon, dùng đắp chỗ sưng bắp chuối, nhọt cứng, apxe do viêm.

Nhân dân ở các tỉnh miền núi phía bắc thường dùng củ thái nhỏ nấu nước uống điều trị đau nhức xương khớp, đau bụng kinh niên và đau dạ dày. Gà Ấp là thành phần có hàm lượng thấp nhất, nhưng lại là thành phần chính trong Viên Khớp 99

 – Sói Rừng: Hoa sói rừng được dùng chữa suy nhược, đau nhức nửa đầu, viêm khớp, đau nhức xương, đụng giập, nắn bó gẫy xương.

Thân và cành hoa sói rừng phơi khô, tán bột và lá tươi nghiền nát để bó gẫy xương, hoặc đắp lên chỗ thâm tím do đụng giập.

Sói rừng hiện nay cũng đã từng bước được nghiên cứu trồng và thu hái, đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào

Dây Đau Xương: Dây đau xương được dùng rất phổ biến trong y học dân tộc để trị đau lưng, mỏi gối

Đã được chứng minh có hiệu lực chống viêm thông qua các thử nghiệm dược lý và dược lý lâm sàng.

Độc Hoạt: Theo Đông y, Xuyên Độc Hoạt vị cay, tính ấm, vào 2 kinh Thận, Can, có tác dụng trừ phong thấp. Độc hoạt chữa đau lưng, nhức nhối, phong hàn tê thấp, chân tay co quắp.

Độc hoạt là vị quân, vị thuốc chính trong bài thuốc “ Độc hoạt tang ký sinh“ dung cho người đau lưng, mỏi lưng, đau vai gáy, đau xương khớp, thoái hóa khớp.

Theo tây Y, Độc hoạt có tác dụng chống viêm giảm đau, an thần, giảm huyết áp và chống co thắt. 

– Những dược liệu như Ba Kích, Gà ấp, Sói rừng, Dây đau xương, Độc hoạt đã được nghiên cứu tác dụng dược lý và chứng minh có tác dụng chống viêm giảm đau rõ ràng, hỗ trợ điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gout, tê mỏi chân tay, đau cột sống, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm, bong gân, sai khớp.

Nguồn gốc từ các bài thuốc gia  truyền của một số dân tộc vùng cao phía Bắc giúp người dân có hệ xương khớp khỏe mạnh để đi lại dễ dàng qua các đỉnh núi cao

CÔNG DỤNG

–       Bổ thận mạnh gân cốt, giảm đau nhức xương khớp.

–       Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gout, tê mỏi chân tay, đau cột sống, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm, bong gân, sai khớp.

CÁCH DÙNG

–       Dùng 2-3 viên một lần, 2-3 lần/ ngày

–       Tùy theo tình trạng bệnh mà có thể sử dụng kéo dài, có thể dùng 2-3 tháng với những người có tình trạng nặng.

X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon