BỆNH ĐAU DẠ DÀY

 

NGUYÊN NHÂN BỆNH VIÊM DẠ DÀY

 Do ăn không đúng bữa, không đúng giờ giấc, vừa ăn vừa làm việc.

Ăn quá nhanh, ăn khuya quá nhiều khiến dạ dày.

Ăn quá nóng, quá lạnh liên tục.

Ăn uống không hợp vệ sinh.
Uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn gây kích thích và ăn mòn lớp nhầy trong dạ dày khiến dạ dày bị viêm, loét và xuất huyết.
Hút thuốc lá quá nhiều gây co thắt mạch máu làm giảm sự cung cấp huyết dịch cho niêm mạc dạ dày.
Cơ thể đang bị một số bệnh: Nếu bạn bị suy thận cũng rất dễ bị viêm dạ dày do u rê máu tăng cao, hoặc bị các bệnh nhiễm khuẩn như cóm, sởi, bạch hầu, thương hàn cũng dễ dẫn đến viêm dạ dày.
Tinh thần không thoải mái, stress kéo dài, thức quá khuya.
Thường xuyên dùng kháng sinh và thuốc giảm đau: Trong một số loại thuốc này có chứa thành phần làm tổn thương niêm mạc dạ dày, nếu bạn uống thuốc trong khi bụng đói lại càng nguy hiểm đến dạ dày hơn nữa đấy.
Các biện pháp điều trị bệnh ung thư như xạ trị liệu, hóa trị liệu: Có thể dẫn đến viêm , loét thậm chí xuất huyết dạ dày và các biến chứng khác.

TRIỆU CHỨNG, DẤU HIỆU SỚM NHẤT CỦA BỆNH VIÊM DẠ DÀY

Triệu chứng của bệnh đau dạ dày: Đau vùng trên rốn sau khi ăn khoảng 2-3 tiếng, hoặc khi đang đói mà ăn vào sẽ đau ngay, có khi cơn đau hành hạ bạn vào lúc nửa đêm. Cảm giác đau có thể khác nhau: Đau âm ỉ, đau bỏng rát, đau tức bụng, đau quặn từng cơn, cơn đau nặng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể, bạn có thể sẽ cảm thấy tức ngực, đau lưng…

Dấu hiệu của bệnh đau dạ dày:

 Nôn và buồn nôn: Nhằm tống khứ các chất chứa trong dạ dày, đôi khi người bệnh có cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được nên cảm giác rất khó chịu.

Ăn không tiêu, đầy bụng, ợ chua: Vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 2-3 tiếng.

Cảm giác chán ăn và kén ăn: Không muốn ăn gì, nhìn thức ăn cảm thấy ngán.

Thường có cảm giác cồn cào ở bụng, bụng sôi lên liên tục.

Các triệu chứng viêm dạ dày thường tương đối nhẹ, viêm dạ dày có hai loại: Nếu xảy ra đột ngột gọi là viêm dạ dày cấp với các triệu chứng biểu hiện như trên và viêm dạ dày tiến triển từ từ gọi là viêm dạ dày mạn, trường hợp này rất khó phát hiện bởi đôi khi nó không có một biểu hiện nào rõ ràng.

Trên đây là một số nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm dạ dày mà bạn cần nắm vững để phát hiện bệnh sớm và chủ động chữa trị nhằm sớm phục hồi sức khỏe của chính mình. Bệnh viêm dạ dày là bệnh tương đối dễ chữa nhưng chúng ta không được xem thường bởi nó rất nhanh chóng dẫn đến các biến chứng bệnh nặng hơn có thể gây ra xuất huyết dạ dày bao gồm nôn ra máu và phân có máu, đây là trường hợp nghiêm trọng và bệnh đã nặng rất nhiều đòi hỏi bạn cần đến bệnh viện kịp thời để điều trị.

Những thực phẩm không tốt cho dạ dày

Những thức ăn làm tăng tiết dịch axit, gây tổn hại niêm mạch dạ dày cần phải tránh như:

– Thực phẩm có vị chua: Trái cây chua, giấm, dưa cà, dưa hành,… những thực phẩm này sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày gây viêm dạ dày.

– Thực phẩm cay nóng: ớt, tiêu, cà ri, mù tạt,… thức ăn lên men (mắm, tương, chao…) cũng kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị, khi ăn quá nhiều có thể gây tổn thương cho lớp niêm mạc dạ dày.

– Các men vi sinh có trong thành phần của rượu bia nếu uống ở mức độ vừa phải sẽ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên, thành phần chủ yếu của rượu bia là cồn, có tác dụng kích thích dạ dày tiết axit, nếu uống nhiều trong thời gian dài sẽ làm cho nồng độ axit trong dạ dày luôn ở mức cao, dẫn đến bệnh.

– Cà phê kích thích dạ dày tiết axit, làm tăng nồng độ axit trong dạ dày.

– Các loại nước uống có gas khi dùng cũng sẽ sinh lượng khí nhiều làm cho dạ dày phình to ra, áp lực tăng cao gây ra trướng bụng, đồng thời kích thích dạ dày tăng tiết nhiều axit dịch vị.

PHÒNG NGỪA VIÊM DẠ DÀY

Nên ăn uống điều độ đúng giờ, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, ăn chậm, nhai kỹ trong một không gian thư giãn sẽ tốt cho việc tiêu hóa thức ăn.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, các thức ăn chua, cay, thức uống có ga, không uống quá lạnh, nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, kiêng ăn các thực phẩm mặn. Giữ vệ sinh khi ăn uống, rửa sạch rau quả, rửa tay trước khi ăn.

Khi dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm,… phải do bác sĩ chỉ định vì những thuốc này gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày.

Loại bỏ những lo lắng, phiền muộn, sống lạc quan, vui tươi, yêu đời cũng giúp bạn tránh được bệnh viêm dạ dày.

Khi nào nên đi khám đau dạ dày?

Đau bụng là một triệu chứng dễ gặp trong cuộc sống hằng ngày vì gần 80% các bệnh lý đường tiêu hóa có biểu hiện triệu chứng là đau bụng. Đau bụng có biểu hiện rất đa dạng, người bệnh có thể bị đau quặn thắt bụng, đau nhói từng cơn, đau nhẹ kéo dài, …Và điều đặc biệt là không phải đau bụng lúc nào cũng là biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm cần điều trị, đôi khi, có những dạng đau bụng có thể tự khỏi như đau bụng do rối loạn tiêu hóa. Vậy, những dấu hiệu nào là nguy hiểm? Mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây.

NHỮNG DẤU HIỆU ĐAU BỤNG LÀ NGUY HIỂM

Thông thường, người ta chia đau bụng thành hai dạng: Đau bụng cấp tính và đau bụng mạn tính. Đau bụng cấp tính là các dạng đau bụng xuất hiện đột ngột và thời gian kéo dài không quá hai tuần. Đau bụng mạn tính là các đau bụng biểu hiện tương đối nhẹ và kéo dài trên hai tuần.

Đau bụng cấp tính

Nếu là đau bụng cấp tính do ngộ độc thức ăn, người bệnh thường bị nôn ói, tiêu chảy, sốt và đau bụng quặn từng cơn, biểu hiện nhiều hay ít tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể và loại vi trùng. Đa số các trường hợp người bệnh bị ngộ độc thức ăn có thể tự khỏi, chỉ cần bệnh nhân ăn uống đủ chất dinh dưỡng và bù nước đầy đủ. Trường hợp được xem là nguy hiểm cần gặp bác sỹ gấp là khi bệnh nhân có biểu hiện kèm theo là sốt cao, phân có máu, cần gặp bác sỹ để dùng kháng sinh đúng chỉ định.

Các trường hợp đau bụng cấp tính khác, nếu người bệnh thấy có các triệu chứng kèm theo như sốt cao, tiêu chảy có máu thì cần gặp bác sỹ sớm. Đó rất có thể là biểu hiện của nhiễm trùng đường ruột. Nếu đau bụng dữ dội kèm với tình trạng trướng bụng, nôn ói không thể đi tiêu, không thể đánh hơi thì có thể là dấu hiệu bị thủng rạng rỗng như dạ dày. Những trường hợp như vậy, bệnh nhân cần thu xếp đi khám sớm tránh những biến chứng nguy hiểm đáng tiếc xảy ra.

Đau bụng mãn tính

Đau bụng mạn tính được đánh giá thật sự nguy hiểm với những trường hợp ngoài 40 tuổi. Đặc biệt, trong gia đình người bệnh đã từng có người bị ung thư đại tràng và bản thân người bệnh có xuất hiện kèm theo các triệu chứng như sụt cân không rõ nguyên nhân, đi tiêu ra máu, sốt nhẹ kéo dài, hay bi tiêu chảy hoặc táo bón. Những trường hợp như vậy cần được thăm khám ngay vì có thể đó là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như ung thư hoặc viêm loét đường tiêu hóa.

Ngoài ra một số bệnh lý hay gặp dẫn đến đau bụng mãn tính là hội chứng đau dạ dày – ruột kích thích , tỷ lệ này chiếm khoảng 80% số ca bệnh đi khám bệnh về tiêu hóa. Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý lành tính ,gây ra cho người bệnh các triệu chứng đau bụng, đi tiêu phân sống kéo dài. Tuy không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh nhưng người bệnh vẫn nên được bác sĩ tư vấn kỹ về cách thay đổi lối sống để giảm stress, từ đó khắc phục được triệu chứng đau bụng và để tránh lạm dụng thuốc. Trước khi xác định hội chứng này, bác sĩ cần phải thăm khám kỹ bằng xét nghiệm máu hoặc nội soi dạ dày, đại tràng để loại trừ các bệnh lý thực thể như viêm loét, ung thư.

KHI NÀO CẦN KHÁM BỆNH

Mặc dù phần lớn đau bụng không trầm trọng, một số triệu chứng có thể báo hiệu một bệnh nặng. Tuy nhiên, thường không thể chẩn đoán nguyên nhân đau bụng dựa theo triệu chứng hoặc vị trí đau. Hãy đến bệnh viện nếu thấy:
– Đau nặng, tái phát hoặc kéo dài
– Đau ngày càng nặng hơn
– Đau kèm theo thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn hoặc sốt cao.

Lời khuyên cho người bệnh đau dạ dày

Bệnh nhân loét dạ dày, viêm dạ dày không nên ăn lạnh

Bởi vì bệnh nhân loét, viêm dạ dày có chức năng tiêu hóa kém, khi ăn lạnh dễ bị kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến bệnh nặng hơn. Ngay cả sau bữa ăn cũng không nên uống đồ uống lạnh. Vì sau khi ăn thức ăn vẫn còn tồn tại trong dại dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ uống lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.

Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài ra, người già bị rối loạn chức năng tiêu hóa nói chung, khả năng chịu lạnh cũng đã giảm cũng không nên ăn nhiều đồ lạnh để không gây ra các rối loạn tiêu hóa.

 Nên ăn theo định lượng (về cả thời gian và khẩu phần)

Người đã có vấn đề về tiêu hóa tốt nhất nên thiết lập cho mình một lịch trình về thời gian và khẩu phần ăn, và sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ. Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Việc nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.

Việc ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt. Có một số người thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối vì cả ngày đi làm, buổi trưa không có thời gian, hoặc có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày.

Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị

Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng. Người bị bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng… Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.

 Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành

Sữa đậu nành là tốt, nhưng đối với những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ đậu nành.

Nên tránh một vài loại trái cây và rau quả

Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng riêng với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.

Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.

 

 

Người bệnh đau dạ dày không tập thể dục ngay sau khi ăn

Sau khi ăn không nên tập thể dục, đặc biệt là với người có bệnh dạ dày. Tốt nhất sau bữa ăn bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “Làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn.

Uống trà ấm

Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-320 C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.

Mát xa trước khi đi ngủ

Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.

Theo tài liệu: 4suckhoe.com

0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon