Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ, độ ẩm, các yếu tố gây dị ứng cũng thay đổi ít nhiều. Lúc này, niêm mạc mũi trở nên nhạy cảm hơn và rất dễ phản ứng lại kích thích từ bên ngoài, nên thường gây viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng chiếm khoảng 10 – 20% dân số và đang ngày càng tăng lên do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, khí hậu thay đổi đột ngột,.. Các biển hiện thường gặp như: hắt hơi từng tràng, chảy mũi dịch trong, ngạt mũi gây khó thở do phù nề cuốn mũi, ngứa họng, cảm giác ớn lạnh,…

Viêm mũi dị ứng thời tiết thuộc nhóm viêm mũi dị ứng có chu kỳ. Ban ngày xuất hiện nhiều cơn dị ứng, đặc biệt là vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, nhưng tối đến lại dịu đi và kéo dài vài ba ngày đến vài tuần, nếu không được điều trị.

Hiện nay viêm mũi dị ứng gần như chưa có thuốc điều trị dứt hẳn được. Việc điều trị chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng, giúp giảm hoặc hết triệu chứng trong một thời, có thể bị lại khi không còn dùng thuốc.

Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng, tất cả chúng ta phải tự bảo vệ bản thân mình khỏi các yếu tố gây dị ứng và nâng cao hẹ miễn dịch bằng cách:

Tránh tiếp xúc với các yếu tố nghi ngờ gây dị ứng

Làm thông thoáng và vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc thường xuyên

Bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là vào mùa lạnh): mặc áo ấm, đeo khẩu trăng, dùng khăn choàng cổ, mang tất cho chân,…

Uống đủ nước và ăn đủ chất dinh dưỡng

Chủ động nâng cao miễn dịch bằng cách sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng từ thiên nhiên: nhâm sâm, đông trùng hạ thảo, yến sào, cây cơm cháy, blue berry,….

#MediOnline

#Chamsocsuckhoemoinha

X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon