Bệnh giãn tĩnh mạch có thể gây ra một số biến chứng như viêm tắc tĩnh mạch, ứ đọng tuần hoàn máu, tĩnh mạch giãn quá to gây mất thẩm mỹ,… ngoài tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, yếu tố tiên quyết là cần hạn chế nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn bệnh do thừa cân béo phì thì người bệnh cần giảm cân, bệnh do thói quen ngồi nhiều hay đứng nhiều, bệnh nhân cần điều chỉnh thói quen làm việc,… Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo các bài tập cho giãn tĩnh mạch chân dưới đây để cải thiện bệnh hiệu quả:

– Bài tập gấp và duỗi khớp cổ chân: nằm ngửa và nâng cao chân. Sau đó, thực hiện duỗi thẳng rồi gấp khớp cổ chân. Thực hiện khoảng 10 lần.

– Xoay khớp cổ chân: nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân. Tiếp đó, từ từ nâng chân trái lên và thực hiện xoay khớp cổ chân. Xoay từ trái sang phải và chuyển hướng quay ngược lại từ phải qua trái. Thực hiện khoảng 10 lần. Sau đó, hạ chân trái và tiếp tục thực hiện tập chân phải.

– Bắt chéo chân: nằm ngửa và duỗi thẳng chân. Đầu tiên, nâng hai chân lên và thực hiện bắt chéo chân phải qua chân trái trong vòng 10 lần. Kết thúc bài tập, đưa hai chân về vị trí ban đầu.

Với những người phải ngồi nhiều, có thể áp dụng một số bài tập dưới đây: Đặt chân vuông góc với ghế và thực hiện xoay cổ chân, cách khoảng 5 đến 10 phút lại thực hiện một lần. Tác dụng của bài tập này là tránh ứ đọng máu ở vùng cổ chân và bàn chân, từ đó cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân.

Nếu công việc phải đứng nhiều, nên đi lại nhiều hơn mỗi khi có cơ hội và không nên đứng quá lâu trong một tư thế. Bạn có thể áp dụng bài tập sau: đứng thẳng, đồng thời hai chân mở rộng bằng vai, 2 tay đưa ra phía trước. Sau đó hạ người xuống, rồi lại tiếp tục đứng dậy. Nên thực hiện khoảng 20 lần. Bài tập này giúp chân được vận động và lưu thông máu.

Ngoài các bài tập trên, người bệnh có thể tập bơi lội, chạy bộ, đi bộ nhanh,… để cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh.

#MediOnline

#Chamsocsuckhoemoinha

X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon