Tiểu đường là bệnh mạn tính, người bệnh phải luôn xác định tâm lý sống chung với bệnh. Tuy nhiên để sống vui, sống khỏe ngoài việc uống thuốc theo toa bác sĩ, người bệnh nên hiểu rõ những tác dụng phụ khi dùng thuốc như hạ đường huyết đôi khi không kiểm soát kịp thời phải đi cấp cứu, giảm chức năng của gan, thận, dị ứng thuốc, rối loạn đường tiêu hóa, biến chứng thần kinh tê bì tay chân, có thể dẫn đến hoại tử, cưa chân, phải luôn thay đổi thuốc và tăng liều vì lờn thuốc…
Vậy làm thế nào để giảm tác dụng phụ của các thuốc tân dược và tăng hiệu quả điều trị bệnh. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp quý vị có cái nhìn toàn diện khi đối diện với căn bệnh nguy hiểm này.
Cơ chế của thuốc tân dược là làm giảm đường huyết tạm thời nhưng khi ngưng thuốc thì đường sẽ tăng lên lại và thường phải tăng liều để duy trì đường huyết. Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên người bệnh có thể dùng thêm các loại thảo dược để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Các bệnh nhân tiểu đường cũng luôn được khuyến cáo nên kiểm soát tốt lượng mỡ trong máu vì hai chỉ số này thường liên quan trong bệnh tiểu đường.
Khi dùng các thuốc thảo dược đi kèm trong một thời gian đủ tác dụng, thường là 1- 3 tháng, lợi ích nhận được là ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, giảm được liều thuốc tây đang sử dụng.
Ngoài ra, để đạt kết quả như mong muốn người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn cân bằng, lành mạnh, tập thể dục thường xuyên nhằm kiểm soát lượng đường và mỡ máu hiệu quả.
Một số thảo dược dưới đây có tác dụng tốt cho bệnh tiểu đường:
Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema sylvestre, có hoạt chất chính là gymnemic acid, đã được xác định là có tác dụng tăng tiết insulin của tuyến tuỵ, ức chế hấp thu glucose ở ruột, giảm cholesterol và lipid máu vì vậy có tác dụng hạ đường huyết và mỡ máu.
Khổ qua rừng có tên khoa học là Momordica charantia, trong đó charantin được xác nhận là có tác dụng hạ đường huyết trong máu, vicine và một hợp chất tương tự insulin được gọi là polypeptide-p. Ngoài ra, khổ qua rừng còn chứa lectin làm giảm nồng độ đường trong máu và ức chế sự thèm ăn.
Giảo cổ lam chứa saponin có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride, giảm LDL (một loại cholesterol xấu), tăng HDL (một loại cholesterol tốt) với hiệu quả được ghi nhận từ 67% đến 93%, ngoài ra còn chứa hoạt chất Phanosid giúp ổn định đường huyết.
Alpha-lipoic acid được sử dụng cho bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan đến hệ thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra bao gồm nóng rát, đau nhức, tê cứng ở chân và cánh tay.
Thiên hoa phấn giúp chữa khát, làm giảm triệu chứng thèm ăn ở bệnh nhân tiểu đường.
Một số thảo dược khác cũng rất hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường, chẳng hạn như hoài sơn, sinh địa, thương truật, linh chi… Hoài sơn chứa các men giúp thủy phân đường trong cơ thể, giúp hạ đường huyết. Sinh địa chứa các glycosid giúp hạ đường máu, đồng thời sinh địa có tác dụng làm chậm sự tiến triển biến chứng đục thủy tinh thể, giảm triệu chứng biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân tiểu đường. Thương truật giúp hạ lượng đường trong máu nhờ tác dụng kích thích tuyến tụy tăng tiết chất insulin, giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh tiểu đường…

Biên tập theo “Tài liệu y tế ‘’

X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon