🌷PHƯƠNG PHÁP CHƯỜM NÓNG HAY LẠNH TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH

Theo y học cổ truyền thường hay dùng nhiệt để hỗ trợ điều trị một số bệnh như chấn thương, bong gân, đau mỏi vai gáy, viêm khớp, mất ngủ, đau lưng….
👉Chườm nóng hay lạnh nếu áp dụng đúng sẽ giúp giảm đau, giảm sưng rất nhanh, rút ngắn thời gian điều trị và kết quả phục hồi tốt. Tùy tình trạng thương tổn và thời điểm sẽ được chỉ định sử dụng chườm nóng hay lạnh.
👉Chườm nóng là tận dụng luồng khí ấm nóng để đả thông kinh mạch, điều hòa khí huyết. Nhiệt nóng làm tăng cung cấp máu, kích thích việc loại bỏ các độc tố, làm giảm đau nhức và sự căng cứng. Người ta hay sử dụng phương pháp chườm nóng để điều trị các bệnh về cảm lạnh, lạnh chân tay, khó tiêu hay dùng cho các cơn đau mãn tính như đau do viêm gân, hội chứng đau khuỷu tay, đau gót chân, viêm khớp. Có tác dụng giảm nhanh các cơn mỏi vai cổ, các vết bầm tím lâu tan, chườm sau khi bị chuột rút hoặc căng cơ… Ngoài ra nhiệt nóng còn làm ấm cơ thể, có tác dụng an thần, điều hòa chức năng thần kinh, thư giãn và giảm stress.
👉Dùng nhiệt lạnh có tác dụng làm giảm sung huyết cục bộ nên dùng trong cơn đau cấp tính hoặc sưng, viêm chấn thương mới như bong gân, chấn thương phần mềm, chấn thương thể thao, đau lưng sau khuân vác nặng hay đau lưng do sai tư thế làm giãn cơ. Việc chườm lạnh nên được tiến hành trong vòng 48 giờ kể từ khi bị chấn thương hoặc đau do viêm cấp. Cũng có thể dùng để làm hạ nhiệt độ cơ thể.

🌷MỘT SỐ CÁCH CHƯỜM NÓNG VÀ LẠNH

🌻CHƯỜM NÓNG: Chườm bằng muối và thảo dược, có thể tự làm hay mua túi muối và thảo dược được làm sẵn. Dùng hỗn hợp thảo dược có thể là ngải cứu, gừng, quế, long não, … và muối biển hột sao nóng, chườm lên vùng bị đau.
Ngoài ra có thể dùng túi chườm bằng nước nóng, bằng điện…Tốt hơn là dùng đá chườm bazan loại lớn vì giữ nhiệt lâu và đều. Có thể làm nóng đá bằng luộc sôi, nướng hay gia nhiệt bằng lò vi sóng tần số trung bình từ 3 đến 5 phút sẽ giữ được nhiệt độ trong hơn 2 tiếng.

🙅Lưu ý khi chườm nóng:
Tránh để tiếp xúc trực tiếp với các dụng cụ nhiệt. Bọc kĩ nguồn nhiệt vào khăn để tránh bỏng
Không chườm trực tiếp lên vùng da nhạy cảm, khu vực đang bị tổn thương, trước khi chườm vào vùng da lành nên bôi một lớp dầu như dầu khoáng, dầu dừa… để tránh làm tổn thương da. Tránh sử dụng chườm nóng toàn thân trong thời gian dài, mỗi vùng nên chườm khoảng 15 đến 20 phút, nhiều nhất là 1 tiếng.

🍁CHƯỜM LẠNH: Có thể dùng đá cục, túi chườm lạnh, đá thạch anh hay đá bazan được làm lạnh trong tủ đông, đá tuyết.

🙅Lưu ý khi chườm lạnh:
Nên chườm lạnh ở một vùng khoảng 5 đến 15 phút, không nên quá 20 phút. Không chườm lạnh ở khu vực tuần hoàn kém, người bị bệnh tim không chườm lạnh ở vai trái. Khi sử dụng đá để chườm lạnh, cần bọc đá vào khăn hay nilon trước khi áp lên khu vực bị tổn thương. Không nên đặt túi chườm lạnh lên vùng ngực bệnh nhân, tránh lạnh quá gây viêm phổi.

Nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để được tư vấn cụ thể hơn.

🍎 NUTRIFIT Quỳnh Liên
Nguyễn Thị Thanh Nguyệt
Biên tập theo “Tài liệu y tế”

0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon