VÀNG DA SƠ SINH

  • Cách nhận biết vàng da: ấn nhẹ ngón tay lên vùng da trẻ trong vài giây, sau đó thả ra, nếu trẻ bị vàng da thì nơi thả tay ra sẽ có màu vàng.
  • Cách xử trí:
    • Uống Vitamin D3 ( với liều 400 Ui/ngày)

HIỆN TƯỢNG ĐẦY HƠI, NÔN TRỚ

  • Cách xử trí:
    • Sau mỗi lần bú sữa cần ẵm bé và vỗ ợ ( trường hợp bé không ợ ẵm trẻ khoảng 15 phút)
    • Đặt bé nằm cao ( đầu vai cao hơn mình).
    • Khi thức nên cho bé nằm sấp nhiều hơn để bé xả hơi.
    • Vận động 2 chân, massage bụng theo chiều kim đồng hồ.
    • Bổ sung men vi sinh
    • Hạn chế cho bé bú sữa đầu,là lượng sữa đầu tiên tiết ra trong bầu vú mẹ ( sữa đầu sẽ có lượng lactose nhiều, cơ thể trẻ sơ sinh không có đủ enzyme để tiêu hóa sẽ làm cho trẻ dễ đầy hơi)
    • Cần cho bé bú hết 1 bên vú rồi mới đổi bên.
    • Khi trẻ bị nôn trớ: cho trẻ nằm nghiêng, vỗ nhẹ lưng để tống sữa ra ngoài. Không ẵm trẻ lên tránh sặc sữa vào đường hô hấp

NẤC CỤT: thường gặp ở trẻ mới sinh, tần suất 3,4 lần/ngày, mỗi lần 2,3 phút.

  • Cách xử trí:
    • Không để bé quá đói, hoặc bú quá no.
    • Cho bú mẹ

VIÊM DA TIẾT BÃ (CỨT TRÂU):

  • Cách xử trí: tắm gội bé mỗi ngày, bôi dưỡng ẩm, thông thường thì sau 2, 3 tháng sẽ bong tróc ra.

RÔM SẢY:

  • Cách xử trí:
    • Tắm trẻ mỗi ngày với nước lá mát( lá khổ qua, lá trà, lá đinh lăng,..chú ý rửa lá thật sạch), hoặc dùng các dòng sữa tắm trị rôm sảy.
    • Nhiệt độ phòng không quá nóng, không quấn bé quá kỹ, mặc quần áo khô thoáng.

HĂM TÃ:

  • Cách xử trí: thường xuyên thay tả, vệ sinh sạch sẽ, bôi chống hăm.
    Ds Bảo Trang
    Khánh Hoà
    #medionlinevn #chamsocsuckhoemoinha
X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon