Đau cổ vai gáy không phải là tình trạng hiếm gặp và ngày càng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau và cơ bản chủ yếu xuất phát từ:
● Thói quen vận động sai tư thế lâu ngày, hoặc công việc ngồi lâu, đứng lâu, ít vận động hoặc tập luyện thể dục quá mức và sai tư thế, sai kĩ thuật gây chấn thương,

● Mắc một số bệnh lý liên quan thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, các bệnh liên quan khớp cổ, vai, ..

● Thiếu hụt chất dinh dưỡng: khi cơ thể thiếu đi các khoáng chất, vitamin cần thiết, nhất là canxi thì xương khớp và dây thần kinh sẽ hoạt động kém hiệu quả, dẫn tới tê bì, đau nhức vùng cổ vai gáy.

Người bị  đau cổ vai gáy thường gặp các triệu chứng:
● Bị co cứng vùng vai gáy khiến cho bệnh nhân bị hạn chế các vận động cơ bản như quay đầu, ngoái cổ. Vị trí đau thường là từ cổ gáy đến vai thường là một bên, có khi lan lên mang tai, thái dương hoặc xuống tay.
Buổi sáng là thời điểm cơn đau biểu hiện rõ rệt nhất, tình trạng này có mối liên hệ với mạch máu và hệ cơ xương khớp vị trí cổ vai gáy hoặc sau 1 ngày làm việc ngồi sai tư thế.
● Đau có thể tăng khi gặp lạnh, khi đứng, đi, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, giảm khi nghỉ ngơi.
● Xuất hiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu… do rối loạn tuần hoàn máu khi trở nặng.

Để hạn chế tối đa rủi ro đau cổ vai gáy, mỗi người nên:
• Chăm chỉ rèn luyện thể lực, vận động bằng cách tập thể dục thể thao và chọn cho mình những bài tập phù hợp với thể trạng của mình;
• Khi ngồi học bài, đọc sách, đánh máy vi tính hay dùng điện thoại di động, không nên cúi gập cổ, ngồi với tư thế thẳng;
• Có chế độ nghỉ ngơi đan xen làm việc một cách hợp lý. Nếu làm công việc bắt buộc phải ngồi lâu thì nên nghỉ giải lao và vận động thư giãn cơ thể;
• Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không bỏ bữa, ăn những thức ăn chứa nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu như kali, canxi, vitamin D, B, C, E,…

Một khi có những hiện tượng sau, bệnh nhân cần đi viện thăm khám ngay:
• Đã dùng thuốc nhưng cơn đau không thuyên giảm;
• Tình trạng đau cổ vai gáy kéo dài hơn 1 tuần mà không khỏi;
• Đau kết hợp các biểu hiện khác như ù tai, sốt, hoa mắt chóng mặt;
• Đau cả khi không vận động gì.

Khi phát hiện bệnh lý đau cổ vai gáy cần sớm được điều trị đúng cách để tránh nguy cơ tiến triển thành biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới công việc, học tập và các  hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Ths. Ds. Cẩm Hương

#MediOnline

#Chamsocsuckhoemoinha

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon