Hoa là kết tinh kỳ diệu nhất của muôn loài thực vật trên thế giới. Sự sống nằm ở hoa, phụ thuộc vào hoa, phát triển hay lụi tàn cũng từ hoa mà ra. Hoa được mệnh danh là “ Bà chúa của sắc đẹp, nữ hoàng của hương thơm” và hoa cũng là một vị thuốc quý dùng để chữa bệnh và bồi bổ cơ thể.

Hoa trải qua năm thời kỳ sinh trưởng: nụ hoa → nở hoa → thụ phấn → rụng cánh → kết trái. Cấu tạo của hoa cũng gồm năm bộ phận: cuống hoa, núm hoa, đài hoa, cánh hoa và nhụy (nhị). Hoa cũng có năm trạng thái diễn đạt là: hình dáng, màu sắc, đường nét, hương thơm và vị.

Hoa ví như người phụ nữ vì có nhiều nét tương đồng. Những người con gái đẹp được gọi là “Hoa khôi”. Trong cuộc thi sắc đẹp, người được tôn vinh đẹp nhất là “Hoa hậu”, những người được nhiều người để ý theo đuổi yêu thương được gọi là “đào hoa”… và còn gì nữa?

Hương của hoa thì thật tuyệt diệu, mỗi loài hoa có một mùi hương riêng chính vì thế mà hoa có công dụng rất lớn là nguồn hương liệu để điều chế nước hoa, các loại mỹ phẩm…Hoa để trang trí nhà, tiệc cưới, hội trường, khách sạn, nhà hàng, công viên, đường phố…hoa không những làm đẹp cho người, cho đời hoa còn là tín ngưỡng của con người gửi gấm ý niệm tâm tư của người sống đến người thân ở cõi tâm linh. Vẻ đẹp và hương thơm của hoa giúp cho người thưởng thức thêm thanh tao, sảng khoái, xoa dịu những đớn đau phiền muộn, bức xúc thường gặp hàng ngày.

Hoa là linh dược để bổ dưỡng, thần dược để trị bệnh., con ong biết dùng phấn hoa để tạo ra sản phẩm độc đáo quý giá là mật ong. Ngay từ xa xưa, con người cũng biết dùng  hoa và những bộ phận của hoa để làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể. Vì thế xin giới thiệu cùng bạn đọc một số hoa với công dụng bồi dưỡng sức khỏe và chữa bệnh.

 1.     HOA CÚC

Công dụng của hoa cúc thật đặc biệt,  theo đông y hoa cúc có tác dụng tán phong thấp, giáng hỏa, giải độc, tiêu đờm trừ thấp, lợi tiểu, chữa nhức đầu chóng mặt, đau mắt, tăng huyết áp. Công hiệu của hoa cúc chính là sự thoát hóa giảm áp lực lồng ngực, cách mạc làm dễ chịu, khoan khoái, sáng mắt. Dùng trà hoa cúc giải ưu phiền. Hoa cúc là chất liệu chính trong các bài thuốc chữa đau răng, ho gà, viêm tai, cảm mạo, đau khớp, viêm tuyến vú (sưng đau vú) lấy hoa cúc già và bồ công anh rửa sạch, giã nát  đắp vào chỗ viêm đau hoặc đun nước rửa chỗ sưng nhiều lần trong ngày bệnh nhanh giảm. Những người thường mắc bệnh tai, mũi, họng hay viêm nhiễm đường hô hấp nên coi hoa cúc như một bài thuốc “thực trị”, cách tốt nhất là uống trà hoa cúc.

 Ngoài ra hoa cúc còn dùng ướp trà, làm  hương liệu pha chế rượu, Có rất nhiều loại cúc như: Cúc thường, cúc kim, cúc bạch nhật, cúc trắng, cúc đại đóa, vạn thọ, kim cương cúc mốc…

 1.1.          Hoa cúc trắng:

– Viêm tuyến vú (- Rượu ngâm hoa cúc trắng dân gian gọi là “trường sinh bất lão” , không phân biệt trẻ già, trai gái uống rượu ngâm hoa cúc trắng da dẻ hồng hào, tươi đẹp mịn màng, tinh thần sảng khoái.

– Hoa cúc trắng mới thu hái về hong khô cho nước và mật ong vào  ninh cho đến khi sánh đặc như cao, mỗi sáng dùng một chén, tối trước khi đi ngủ dùng một chén thì vô bệnh tật, hồng hào, tuổi tho kéo dài, đặc biệt tốt cho người cao huyết áp.

– Uống trà hoa cúc trắng sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, mát thận, bổ gan, sáng mắt, chữa các chứng đau đầu hoa mắt, suy nhược thần kinh

– Hoa cúc và ngân sơn, sơn trà mỗi thứ 10g đun với nước sôi uống mỗi ngày thì khí huyết hoạt, giảm béo rất tốt. Cành và thân cúc làm gối gối đầu giúp ngủ ngon, sâu giấc, đầu óc minh mẫn, mắt tinh, tai thính và không bị stress.

– Nếu tổn thương , nhức mỏi mắt, làm việc nhiều bị yếu thị lực, đau mắt, viêm đỏ dùng hoa cúc trắng với lá dâu xanh sắc uống thay nước vừa rửa mắt bệnh sẽ nhanh khỏi. Cách dùng này giúp cho gan thận được mạnh, bổ dưỡng não, nhuận tràng,

– Trị bênh tăng huyết áp: Bạch cúc 10g, hoa hòe 8g, lạc nhân (đậu phộng) 3g sắc uống ngày 1 thang, uống 10 ngày liên tục.

– Hoa mắt chóng mặt: Bạch cúc 10g, hoa thiên lý 10g, ngải cứu 12g, rau má 8g, lá đinh lăng 8g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống 5 ngày liên tục.

– Đau đầu: Bạch cúc 9g, hoa nhài 3g, cúc bạch nhật 5g, sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần, uống liền 5 ngày.

– Cháo hoa cúc trắng: Cúc trắng 12g, lá dâu 10g, hạ khô thảo 15g, đậu vàng 30g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Tất cả rửa sạch đun lấy nước bỏ bã sau đó cho gạo, đậu vàng, đường phèn vào nấu thành cháo loãng mỗi ngày ăn 2 lần, dùng 7 ngày liên tục. Công dụng: mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện rất tốt cho người đau mắt đỏ và nhìn mờ, cao huyết áp (người bị tiêu chảy không nên ăn cháo này).

 1.2. Hoa cúc bách nhật:

Theo đông y, cúc bách nhật có vị ngọt hơi chát, tính bình, tác dụng khử đờm, bình suyễn, tiêu viêm, chống ho, được dùng chữa hen phế quản, viêm phế quản cấp hay mãn, ho gà, lao phổi, ho ra máu, đau mắt đau đầu, chữa sốt ở trẻ em, khóc thét về đêm, chữa lỵ.

– Hen suyễn phế quản: Cúc bách nhật 6g, cóc mẳn 12g, củ sả 8g, gừng sấy 2g, sắc lấy 100ml nước

uống 2 lần trong ngày, hay: Hoa cúc bách nhật hồng 8g,tì bà diệp 6g, bảy lá 1 hoa 6g, lá nhót 10g nghiền thành bột hoặc sắc uống 1.5 – 3g, ngày 2 – 3 lần.

– Mắt mờ, mắt đỏ sưng đau: Cúc bách nhật hồng 5g, xác ve sầu (huyền thoái) 3g, cúc hoa vàng 2g, thêm chút đường sắc uống trong ngày.

– Trẻ kinh phong: cúc bách nhật hồng 15g, dùng độc vị hay phối hợp với câu đằng 15g, bạch cương tàm 6g, cúc hoa vàng 2g, sắc uống.

– Dùng ngoài: hoa cúc bách nhật tươi giã nát đắp hoặc nấu nước xông, rửa trị chấn thương, bầm dập, bệnh ngoài da.

– Chữa đau đầu: Cúc bách nhật 5g, ngò tây (rau mùi) 5g, ngải cứu 10g, lá chanh 8g, hương nhu 8g, sắc uống ngày 1 thang, dùng 5 ngày liền.

– Theo tài liệu Trung quốc, dùng cả cây cúc bách nhật hồng sắc uống sẽ chữa được bệnh bạch đới và hay chảy máu ở phụ nữ. Rễ cây thì sắc uống trị ho.

 1.3. Cúc vạn thọ, cúc đại đóa:

Theo đông y, cúc này có vị đắng mùi thơm, tính mát có tác dụng tiêu viêm, làm long đờm trị ho. Lá cúc vạn thọ mát gan, phổi, giải nhiệt chữa đau mắt, ho gà, viêm phế quản, viêm miệng, viêm hầu, đau răng, giã đắp ngoài trị tuyến vú viêm sưng đau, viêm da có mủ. Liều thông thường 10 – 15g sắc uống.

– Ho gà: cúc vạn thọ 15g, đường phèn sắc lấy 150 ml uống ngày chia 3 lần, uống 5 ngày liên tục.

– Đau răng: Cúc vạn thọ 5 cái, lá nhãn 5 lá, muối ăn 15 hạt, rửa sạch giã nhỏ chia 3 phần đều nhau, mỗi lần đặt 1 phần thuốc vào chỗ đau, còn 2 phần ngậm thay đổi mỗi lần 1 phần.

– Mụn nhọt chưa vỡ: lấy 10g lá vạn thọ, 15g lá táo ta, muối ăn 10 hạt rửa sạch giã nhỏ đắp vào mụn sưng đau ngày 1 lần.

 1.4. Hoa kim cúc:

 Vị đắng tính hơi ôn, có tác dụng thanh nhiệt, chữa mụn nhọt sưng, đau đầu chóng mặt, cảm cúm, viêm não nhẹ, huyết áp cao, viêm mũi, viêmda có mủ, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ, chảy nước mắt nhiều.

– Cảm mạo phong nhiệt: Kim cúc 20g, củ sắn dây 15g, lá dâu tằm 10g, rễ cây lau 8g, bạc hà 5g, cam thảo 5g, sắc uống 1 thang chia 3 lần trong ngày.

– Đinh nhọt: Kim cúc 30g, bồ công anh 30g, từ hoa địa linh 20g, kim ngân 5g, sắc uống vào lúc đói, ngày 1 thang chia 3 lần uống trong 3 ngày liên tiếp.

– Viêm tuyến vú: kim cúc 20g, kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, cam thảo 12g sắc uống 1 thang chia 3 lần trong ngày, uống liên tục đến khi khỏi. Bên ngoài dùng lá kim cúc rửa sạch giã với chút muối đắp .

– Giảm béo: Hoa cúc vàng vừa nở phơi khô để pha trà uống đều đặn có tác dụng thanh lý chất dầu mỡ dư thừa trong cơ thể, đạt hiệu quả giảm béo mà không gây hại cho cơ thể.

– Chữa sáng mắt, trừ mộng mắt: Cánh hoa cúc nấu canh cá ăn cơm hay trộn cánh hoa vào gạo thổi cơm (mỗi nồi 2 bông). Đây là phương pháp thực trị đối với loại cúc này.

 1.5. Hoa cúc mốc (nguyệt bạch):

Theo y học cổ truyền, cúc mốc có vị cay thơm, tính mát, làm tan màng nhày, sáng mắt, trừ uế khí nên dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam và nhiều chứng về huyết khác, sởi, lở, ù tai, trị ho và thuốc điều kinh.

– Chữa ho: lá cúc mốc 15g , lá húng chanh 20g, sắc uống ngày 1 thang trong 5 ngày liên tục.

– Thổ huyết: lá cúc mốc 15g, cỏ nhọ nồi 5g, lá huyết dụ 8g sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần uống từ 7 đến 10 ngày.

– Điều kinh: lá cúc mốc 20g, lá ích mẫu 15g, ngải cứu 12g, sắc uống 1 thang chia 3 lần, mỗi lần 60ml, uống nóng.

– Đầy hơi: lá cúc 15g, hạt mít 10g, vỏ quýt 8g, gừng 3g, sắc uống 1 thang  chia 3 lần trong ngày.

– Hoa cúc mốc chữa ngoại cảm phong nhiệt dùng “tang ẩm cúc”. Dưỡng can bổ thận dùng “kỷ cúc địa hoàng hoàn”. Thông tai sáng mắt dùng cam cúc hoa làm vị thuốc.

 2. HOA ĐẠI (Hoa sứ, hoa Chăm pa)

            Theo đông y, hoa đại có vị ngọt tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận trường, bổ phổi, hạ áp. Nhưng không dùng hoa đại cho phụ nữ có thai hoặc người suy nhược toàn thân.

– Chữa đau họng, lỵ: Hoa đại 10g, rau sam 10g, lá mơ khô 6g, cho nước sắc uống ngày 3 lần (khoảng 50ml / lần), dùng 3 ngày liên tục. Hoặc hoa đại 10g, vỏ quả lựu 10g, lá vối khô 8g, sắc uống như trên

– Chữa ho: Hoa đại 5g, cam thảo đất 10g, vỏ dễ dâu 10g (vỏ dễ dâu cạo bỏ lớp ngoài, sắt nhỏ tẩm sao cho thơm), sắc uống trong ngày chia 3 lần (khoảng 60 ml)

– Viêm phế quản: Hoa đại 10g, kim tiền thảo 15g, sắc uống chia 3 lần trong ngày uống 3 ngày liên tiếp.

– Chữa cao huyết áp: Hoa đại 10g, râu ngô 20g, sắc uống trong ngày, uống liên tục nhiều ngày.

Hoặc Hoa đại khô 100g, hoa cúc vàng 50g, hoa hòe 50g, hạt thảo quyết minh sao 50g, tất cả tán bột chia gói 10g, ngày dùng 1 – 2g hãm uống như nước trà có tác dụng an thần, gây ngủ nhẹ, hạ huyết áp.

 3. HOA  ATISO

Dùng tươi hay khô 4 – 5g / 1 lần uống trong ngày, khô thì hãm trà, tươi thì nấu nước uống. Bông A Ti Sô vị ngọt thơm, có thể thêm đường uống với đá lạnh.

Theo GS-TS Đỗ Tất Lợi, a-ti-sô có công dụng làm thuốc thông tiểu, thông mật, chữa các bệnh về gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương. A-ti-sô chứa vitamin C, muối hữu cơ…, rất tốt cho tim mạch. Lá, bông và rễ a-ti-sô tươi (hoặc phơi khô) có thể sắc nước uống thay nước trà sau mỗi bữa ăn; có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, giúp ngủ ngon. A-ti-sô cũng được chế biến thành hàng chục loại dược phẩm khác nhau.

Không chỉ làm thức uống và thuốc, thân non và cây con a-ti-sô nấu với xương heo, xương gà cũng là món ăn thông dụng của người dân Đà Lạt. Riêng bông a-ti-sô hầm với giò heo là món ăn “cao cấp” trong thực đơn của các nhà hàng và được nhiều người ưa chuộng. Những món ăn này kích thích gan tăng bài tiết mật, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

4. HOA HỒNG

    Bà chúa của các loài hoa với hương thơm tuyệt hảo đầy quyến rũ. Có rất nhiều loại hoa hồng: đỏ, đen, vàng, hồng, trắng, xanh … Theo y học cổ truyền,thường dùng hồng trắng và đỏ làm thuốc. Hoa hồng có vị ngọt, tính ấm có tác dụng hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng.

– Hoa hồng đỏ (Mai khôi hoa) làm huyết mạch lưu thông chữa kinh nguyệt không đều, đau vùng bụng dưới, vết sưng tấy, đinh nhọt và viêm da, bệnh bạch hầu.

– Hoa hồng trắng (hồng bạch): chứa nhiều vitamine, đường, chất nhày, tinh dầu, dùng chữa ho cho trẻ rất công hiệu, ngoài ra còn có tác dụng nhuận tràng.

– Tinh dầu hoa hồng là chất an thần, làm dịu các chứng bệnh về tiêu hóa, trị đau nhức, căng thẳng thần kinh, suy nhược, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, kích thích tuần hoàn máu, nó còn là chất sát khuẩn nhẹ ít độc hại có thể dùng cho trẻ. Có thể làm tinh dầu hoa hồng như sau: ngâm 2 nắm hoa hồng mới hái vào dầu hạnh đào hoặc dầu hạt dẻ, đun cách thủy 40ºC trong 10 phút, ngâm tiếp 24 – 48 giờ, sau đó lọc lấy dầu để mát xa (để được 4 tháng).

– Nước hoa hồng làm dịu và sạch da có tính sát khuẩn nhẹ và hưng phấn tinh thần.

– Chữa ho ở trẻ: Cánh hoa hồng trắng tươi + 1 quả quất chín + ½ thìa mật ong (hay đường) cho vào chén hấp cách thủy (hay hấp trong nồi cơm). Nghiền nát, trộn đều gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày sẽ trị được ho.

– Chống táo bón: Hoa hồng trắng tươi hoặc khô 20 – 40g hãm với 100ml nước sôi trong 15 – 20 phút, thêm ½ thìa mật ong hay đường uống 2 – 3 lần trước bữa ăn.

– Cầm máu chữa băng huyết: Hoa hồng đỏ mới nở 20 – 30g ngâm với 1 lít nước hòa với 50g đường khuấy đều, mỗi lần uống 200ml, uống đến klhi cầm máu.

– Chữa rộp lưỡi, loét lở miệng: Ngâm bột hoa hồng 5g với 25ml rượu trắng trong 24 giờ, đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi còn sền sệt + 30g mật ong và đun nhẹ khuấy đều, để nguội bôi vào chỗ lở loét ngày 2 – 3 lần.

– Tắm bằng nước ngâm hoa hồng da dẻ mịn màng tươi mát.

– Chữa khí bệnh ở gan, dạ dày, đau đầu do can phong tê thấp: dùng hồng trà uống mỗi ngày (hoa hồng khô sắc uống như trà).

– Chữa ho thổ huyết, cầm khuẩn lỵ, đau đầu do can vị bất hòa: hoa hồng tươi hấp với đường phèn uống ngày 4 lần (sáng, trưa, chiều, tối).

– Chữa nhũ ung, ngực đầy vú căng, điều hòa kinh tiên, nhọt độc tái phát: Hoa hồng sắc với rượu vừa uống vừa bôi.

– Chữa thổ huyết, ngực và sườn dưới đau tức, cam tuất tâm không thư thái: dùng 300 đóa hồng nấu thành nước đặc lọc bỏ bã, cô thành cao cho thêm 1 kg đường phèn được loại cao mai khôi: sáng tối dùng cao này hòa nước sôi để uống. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, mãn kinh dùng rất tốt.

           

5. HOA ĐÀO

 

Có 4 loại: Đào Bích Hồng sậm, Đào Phai màu hồng nhạt, Đào Bạch, Đào Thấn Thốn hoa nhỏ nhiều màu đỏ thẫm. Theo đông y , đào có tính bình, vị đắng, có tác dụng thông hoạt huyết, nhuận tràng, thông tiểu tiện. Dùng tươi hoặc khô đều được, nhưng nên dùng hoa đào tươi mới chớm nờ là tốt nhất.

– Hoa đào nấu cháo với mật ong với đường có tác dụng hoạt huyết chũa đại tiểu tiện bí kết.. Đào và mai lượng bằng nhau nấu nước pha rửa mặt sẽ tẩy được các vết thâm và nốt xám đen trên mặt, giúp đẹp da.

– Hoạt huyết, thông lợi: Theo sách Thọ Thế Bí Điều viết: Tháng ba lấy hoa đào ngâm với rượu uống vừa trừ được bách bệnh, đẹp dung nhan, nước sắc hoa đào làm hết nếp nhăn trên mặt. Hoặc dùng  hoa đào + nhân hạt bí đao nghiền mịn trộn với mật ong buổi tối xoa lên mặt sáng dậy rửa mặt sẽ hết các vết nhăn.

– Hoa đào 50g + mật ong 500g sẽ được mật hoa đào có tác dụng bồi bổ ngũ tạng, đẹp dung nhan. Đối với người táo bón dùng mỗi ngày một thìa.

Chữa bí đại tiểu tiện: hoa đào 30g nấu cháo ăn ngày 2 lần

– Chữa thủy thũng: 10g hoa đào nghiền vụn + 1 chén con rượu thêm nước vừa phải uống chặn trước cơn sốt.

– Chữa đau lưng: 10g hoa đào nấu cháo hay nấu xôi rắc men rượu làm cho lên men như làm cơm rượu rồi lấy hoa đào trộn vào ăn .

– Chữa phong tê thấp khí: Hoa đào 15g, cúc vàng 15g, mã lan hoa 8g, hoa vừng 10g, đào nhân 5 hạt, rượu trắng 500ml. Cho tất cả vào keo thủy tinh thường xuyên lắc cho thấm dần, nửa tháng đem ra uống mỗi lần 10 ml, ngày 2 lần.

 

– Chữa liệt dương: Hoa đào, hoa hồng, hoa tường vi, rau bẹ, trầm hương mỗi loại 30g, hạnh đào nhân 240g. Dùng rượu nếp 1250ml để ngâm các loại, đậy kín 1 tháng sau mới dùng được. Trong lúc ngâm nhớ lắc đều nhiều lần. Uống 10ml, 2 lần mỗi ngày.

– Chữa bế kinh: Hoa đào 25g, ngâm 250ml; rượu trắng trong 1 tuần, mỗi ngày uống 10 ml pha thêm chút nước ấm cho loãng. Hoặc dùng hoa đào 10g, lăng tiêu hoa 10g, trứng gà 10 quả nghiền nát thành bột, trứng gà đục lỗ bỏ lòng trắng nhét bột hoa đào vào bít kín lỗ lại bằng giấy thấm ướt xong bỏ vào nồi hấp cách thủy chín, mỗi ngày ăn 2 trái.

– Chữa sỏi đường tiết niệu: Hoa đào, hổ phách bằng lượng nghiền hoa đào trộn với hổ phách. Mỗi lần lấy 6g nấu với một bát nước to đem đun trong ½ giờ uống hết trong ngày chia 2 – 3 lần.

– Chữa vết sắc tố trên da mặt: Hoa đào 10g, hạt sen 15g, phơi khô nghiền vụn chia 3 phần, hãm nước sôi trong cốc thủy tinh như hãm trà uống lúc còn ấm trong ngày.

– Mụn trứng cá trên mặt: Đào hoa, sơn chi hoa (hoa dành dành) lượng bằng nhau nghiền mịn, trôn với một ít glyccerin để bôi lên các mụn trứng cá trên mặt.

– Chữa hoàng thủy sang (mụn lở kềnh ở da có nước mủ vàng, rất ngứa). Hoa đào nghiền vụn sau khi ăn cơm no dùng 6g hãm nước sôi uống như trà lúc còn ấm.

– Quả đào còn là một loại bổ dưỡng được gọi là trường sinh.

X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon