🌷SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN

Còn gọi là bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới, là tình trạng suy yếu chức năng đưa máu về tim của các tĩnh mạch vùng chân, gây ảnh hưởng đến mạch máu và hệ thống xương khớp ở chân. Nếu không được điều trị kịp thời có thể biến chứng khó chữa: chàm da, loét chân khó lành, chảy máu, giãn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông khối huyết,..

🌷DẤU HIỆU NHẬN BIẾT:
Thông thường, giai đoạn đầu rất khó nhận biết khiến người bệnh không thể phát hiện. Vì vậy, hãy chú ý đến các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh để sớm có cách giải quyết và điều trị hiệu quả.
👉Các triệu chứng thường gặp là chân trở nên đau nhức hoặc cảm thấy nặng nề, ngứa chân, mỏi chân, đau chân, nặng chân, phù chân sau khi đứng hoặc ngồi lâu.
👉Tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo sát bề mặt da, có màu xanh hoặc đỏ, nhỏ như sợi tóc đến lớn như chiếc đũa. Cảm giác nóng, ngứa, và co cứng hay chuột rút về đêm. Tê rần, châm chích, cảm giác như kiến bò vùng cẳng chân.

🌷NGUYÊN NHÂN:
Khi các thành mạch của chân chịu các áp lực lớn, dòng máu sẽ không thể lưu thông một cách tuần hoàn dẫn đến van tĩnh mạch trở nên yếu đi và không thể ngăn máu tích tụ.Thường xảy ra do tính chất công việc buộc phải đứng, ngồi một chỗ trong thời gian dài, thói quen mặc quần quá chật, mang giày cao gót ở phụ nữ hay do tuổi tác, béo phì, táo bón, quá trình mang thai.

🌷ĐIỀU TRỊ:
Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên khi có các dấu hiệu trên khuyến khích đến các chuyên khoa về mạch máu để chẩn đoán và điều trị sớm.
👉Tùy thuộc vào từng cấp độ mà bệnh giãn tĩnh mạch có thể điều trị nội khoa bằng thuốc. Các loại thuốc có tác dụng hỗ trợ lưu thông mạch máu, ngăn chặn hình thành huyết khối, giảm sưng đau. Các chuyên gia y tế sẽ hướng dẫn các bài tập vận động tại nhà, thực hiện chiếu đèn hồng quang, xoa bóp bấm huyệt, sử dụng vớ y khoa giúp giảm giãn tĩnh mạch,…
👉Trong những trường hợp nặng hơn ở giai đoạn muộn của bệnh, các biện pháp không can thiệp kể trên cần được thay thế bằng các phương pháp ngoại khoa như chích xơ tĩnh mạch, đốt tĩnh mạch bằng sóng cao tần hoặc laser, dán thành tĩnh mạch bằng keo sinh học để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, rút ngắn thời gian nằm viện.
👉Duy trì lối sinh hoạt năng động, lành mạnh, năng tập thể dục, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin E, C, giữ trọng lượng cơ thể hợp lý…là những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh.

🍎 NUTRIFIT Quỳnh Liên
DS. Nguyễn Thị Hạnh
Biên tập theo “Tài liệu y tế”
Nội dung tiếp theo:
Tính năng của các thuốc thảo dược hỗ trợ
điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon