Tăng huyết áp hoặc cao huyết áp là một bệnh lý thường gặp từ giai đoạn tuổi trung niên.
Để phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch, Tổ chức Y Tế Thế Giới khuyến nghị: Tổng lượng muối ăn (muối, bột nêm, bột ngọt…) nên dưới 5gam/người/ngày (ít hơn một muỗng cà phê).
Hiện nay, người Việt Nam ăn mặn gấp 3-4 lần so với nhu cầu, vì thế lời khuyên dành cho các bệnh nhân đang mắc bệnh là: giảm phân nửa lượng muối và các gia vị mặn trong bữa ăn hàng ngày, gồm có: muối tiêu, muối, muối ớt…(1 muỗng cà phê gia vị bằng 6gam).
Không nên ăn thường xuyên và quá nhiều các thực phẩm chế biến chứa nhiều muối như: cá khô, các loại dưa muối, chao, chả lụa, thịt xông khói và các loại đồ hộp (vì trong đồ hộp chứa hàm lượng muối cao để giúp bảo quản và làm chậm quá trình hư hỏng của thức ăn trong hộp).
Nên thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà giúp xác định tăng huyết áp ngay và ngăn ngừa tiến triển các biến chứng.
Đối với người bệnh cao huyết áp ngoài việc thay đổi lối sống thì cần phải tuân thủ điều trị và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để có thể kiểm soát được huyết áp ổn định tránh những biến chứng và tai biến nghiêm trọng.
Điều trị cao huyết áp là một quá trình lâu dài (có khi phải dùng suốt đời) và vì thuốc có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến các chức năng khác nên ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định để kiểm soát huyết áp thì bên cạnh đó giới chuyên gia cũng khuyến nghị bệnh nhân nên sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị cao huyết áp như cao cần tây, chiết xuất tỏi, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, đỗ trọng, ngưu tất, hoài sơn, mạch môn, nattokinase (đây là chiết xuất từ đậu tương lên men theo truyền thống ở Nhật Bản, có tác dụng làm tan cục máu đông nhỏ lẻ, giúp thông thoáng lòng mạch khiến máu huyết dễ lưu thông…
Ngoài việc tuân thủ thuốc theo chỉ định nên kết hợp với chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp kiểm soát huyết áp ở mục tiêu tối ưu.

X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon