TS. Phạm Hoàng Lâm

          Cảm cúm là bệnh thường gặp nhưng có thể dẫn đến những biến chứng nặng như viêm xoang, viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (COPD). v.v. Việc điều trị dứt điểm cảm cúm cũng như phòng tránh lây nhiễm trong cộng đồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế. Phòng ngừa và điều trị cảm cúm bằng thảo dược là một trong những lựa chọn hàng đầu của người dân. Gần đây, hoạt chất chiết xuất từ Cây cúc dại (Echinacea purpurea, Asteraceae)  được sử dụng rộng rãi giúp tăng cường khả năng miễn dịch và điều trị cảm cúm.Thành phần hóa học chủ yếu của cây cúc dại là polysaccharides, flavonoids, chicoric acid, alkylamides, polyacetylenes và tinh dầu.

          Dịch chiết cây cúc dại có tác dụng giúp phòng ngừa cúm mùa, có thể sử dụng lâu dài (ví dụ phòng ngừa cúm trong suốt mùa đông), đặc biệt đối với người già, trẻ em, bệnh nhân hen hay COPD.

          Dịch chiết cây cúc dại còn có tác dụng cân bằng hệ miễn dịch, rất hiệu quả trong trường hợp cơ thể giảm sức đề kháng do làm việc căng thẳng, mất ngủ liên tục.  Trong mùa dịch, dịch chiết cây cúc dại được chứng minh là có khả năng ngừa lây nhiễm cúm nhờ vào tác dụng kháng virus, đặc biệt đối với những đối tượng làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao do tiếp xúc thường xuyên với cộng đồng.

          Đối với bệnh nhân đã nhiễm cúm, nhờ vào tác dụng kháng viêm và kháng virus, dịch chiết cây cúc dại có khả năng điều trị dứt điểm các triệu chứng cúm ban đầu như đau cổ họng, hắt hơi và ngăn chặn kịp thời các triệu chứng cúm diễn tiến. Vì vậy  người bệnh không cần phải sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng cảm cúm  như thuốc ho, hạ sốt, nghẹt mũi của thuốc có nguồn gốc hóa chất.

Tài liệu tham khảo

1. Bauer, R., Echinacea drugseffects and active ingredients. Z Arztl Fortbild (Jena). 1996 Apr;90(2):111-5.

2. Chacez, M. and Chavez P, Echinacca. Hospital Pharmacy. 1998, 33:180-186.

3.http://www.gardens4you.ie/index.php?/Echinacea-Plants/Echinacea-purpurea-Crimson-Star-1-plant#.UoOMOV9-_cc

4. Bauer R., Jurcic K., Puhlmann J. and Wagner H., Immunological in vivo and in vitro

examinations of Echinacea extracts. Arzneim Forsch [PubMed: 3370076],

38:276–281(1988).

5. Mishima S., Saito K., Maruyama H., Inoue M., Yamashita T., Ishida T., Gu Y. Antioxidant and immune enhancing effects of Echinacea purpurea. Biol Pharm Bull, 27:1004–1009, (2004).

X
0903932504
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon